MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 157

sức ép của Mao-Lâm, bằng cách giơ tay biểu quyết, Hội nghị “nhất
trí thông qua nghị quyết vĩnh viễn khai trừ Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi
Đảng”, chỉ có một phụ nữ không giơ tay: Bà Trần Thiếu Mẫn, uỷ
viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Tổng Công hội Trung Quốc.

Nghị quyết công bố ngày 31-10, nhưng chờ đến 24-11, đúng

ngày sinh thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ, Giang Thanh mới cho Lưu
nghe băng ghi âm nghị quyết trên. Nghe xong, Lưu Thiếu Kỳ run
bắn toàn thân, mồ hôi ra đầm đìa, thở dốc, huyết áp đột ngột lên
260/130, thân nhiệt lên tới 40 độ C.

Tối 17-10-1969, Lưu Thiếu Kỳ hơi thở thoi thóp, mũi cắm ống

xông, họng gần ống hút đờm, phủ một tấm chăn, được cáng lên
máy bay quân sự, bí mật đưa đến Khai Phong. Nơi cuối cùng giam
giữ Lưu Thiếu Kỳ này nguyên là kho bạc của một ngân hàng từ
trước năm 1949, các cánh cửa là những tấm thép dày, chấn song
cửa sổ to đùng. Hai trung đội được cử canh giữ ngày đêm, với 4
khẩu súng máy đặt trên các nóc nhà xung quanh đề phòng bất trắc.

6 giờ 40 phút sáng 12-11-1969, ngày thứ 27 sau khi bị đưa đến

lưu đày ở Khai Phong, Lưu Thiếu Kỳ qua đời trong tinh trạng
không được cấp cứu. Khi Lý Thái Hoà, vệ sĩ của ông năm xưa đến
nhận xác, thi hài vị Chủ tịch nước đặt trên nền đất dưới gian hầm,
chân tay khẳng khiu, đầu tóc rối bời, miệng mũi méo xệch, máu ứ
bên khoé mép. Người vệ sĩ dùng kéo xén bớt mái tóc bạc dài gần
hai gang tay, sửa sang chòm râu, mặc quần áo, xỏ giày cho ông.
Nhân viên chuyên án chụp ảnh để mang về trình Mao, Giang. Sau
đó, họ đặt thi hài Lưu Thiếu Kỳ trên xe quân sự nhỏ, chân thò ra
ngoài, bí mật đưa đi hoả táng, dưới cái tên “Lưu Vệ Hoàng, không
nghề nghiệp”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.