MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 160

Hoàng Vĩnh Thắng. Mao không thể cho phép Lâm có hai phiếu
trong Thường vụ Bộ Chính trị, liền gạt cả Giang Thanh và Hoàng
Vĩnh Thắng, cuối cùng, Thường vụ chỉ có 5 người: Mao, Lâm.
Chu, Trần Bá Đạt, Khang Sinh.

Sau Đại hội 9, để tìm hiểu ý đồ của Lâm, Mao phá bỏ thông lệ

không đi thăm cấp dưới, dẫn theo Trương Xuân Kiều đến biệt thự
Tô Châu thăm Lâm Bưu. Sau mấy câu hàn huyên, Mao hỏi thắng:
“Tôi già rồi, ông cũng không khỏe, ông chuẩn bị sau này chuyển
giao quyền lực cho ai?” Lâm Bưu ngớ người ra.

Sau phút im lặng ngắn ngủi, Mao lại hỏi: “Ông thấy Trương

Xuân Kiều thế nào?” Ý thật của câu trên là: “Ông thấy Giang
Thanh thế nào?” Lâm Bưu không hiểu câu nói quan trọng nhất này,
liền nói vòng vo:

- Vẫn phải dựa vào Hoàng Vĩnh Thắng, Ngô Pháp Hiến, Lý Tác

Bằng, Khưu Hội Tác, những người từ nhỏ đã theo Chủ tịch làm
cách mạng. Phải đề phòng giai cấp tiểu tư sản nắm quyền.

Đây là bước ngoặt Mao, Lâm chia tay nhau về chính trị.
Gần đây một số học giả cho rằng vụ 13-9 là Mao Trạch Đông ép

Lâm Bưu trở mặt. Tôi thấy không thể lật lại vụ án Lâm Bưu. Từ
Đại tiến vọt tới Đại cách mạng văn hoá, Lâm Bưu là tội nhân giúp
Mao lộng hành. Cuộc đấu tranh giữa Mao và Lâm là mâu thuẫn
giữa hai phe phái phong kiến, có kẻ thắng người thua, không có
người sai kẻ đúng. Tiếp tục vương triều họ Mao hãy thiết lập
vương triều họ Lâm đều không phải là cái phúc của nhân dân
Trung Quốc, Lâm Bưu phản đối phe Giang Thanh tham gia triều
chính đương nhiên là đúng, nhưng Lâm Bưu muốn bồi dưỡng Lâm
Lập Quả thành người kế tục, nếu triều đình nhỏ này được thiết lập,
Trung Quốc sẽ biến thành Bắc Triều Tiên, sẽ là một nền chuyên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.