Chương 37
Chu Ân Lai mà người căm ghét, hãm hại: mãi mãi sống
trong lòng trăm họ!
Lũ bốn tên mà người tin cậy, bảo vệ: nhân dân rủa bây
chết sớm đi!
9 giờ 57 phút ngày 8-1-1976, Chu Ân Lai qua đời, nhà cầm
quyền công bố thành lập Ban lễ tang gồm 107 thành viên, trong đó
có Mao Trạch Đông, Vương Hồng Văn, Diệp Kiếm Anh, Đặng
Tiểu Bình, Chu Đức… Tuy nhiên, qui cách lễ tang đã bị hạ thấp,
với việc lễ vĩnh biệt thi thể lẽ ra phải tổ chức ở Nhà Quốc hội, thì
lại làm tại nhà tang lễ bệnh viện Bắc Kinh (mặc dù đây không phải
nơi Chu qua đời), việc rắc tro hài cốt được thực hiện trên chiếc
máy bay An-2 cũ kỹ chuyên dùng phun thuốc trừ sâu cất cánh từ
một sân bay cấp huyện, Mao không dự lễ truy điệu v.v… Tuy
nhiên, tình cảm sâu nặng của người dân đối với vị Thủ tướng của
họ vượt xa ý muốn của Mao. Hàng triệu người đã tự động đứng hai
bên đường tiễn biệt ông từ bệnh viện tới nơi hoả táng. Nhiều cán
bộ và dân chúng tự đeo băng đen hoặc hoa trắng để tang ông.
Nhiều người cảm thấy như đất dưới chân mình sụt xuống.
Chu Ân Lai sau khi từ trần thanh danh nổi như cồn, trở thành
ngọn cờ để toàn đảng, toàn quân, toàn dân đấu tranh tẩy chay âm
mưu gia đình trị của Mao.
Ở Bắc Kinh, nhà cầm quyền cấm các đơn vị lập bàn thờ Chu,
quần chúng liền phát hiện Đài liệt sĩ trên Quảng trường Thiên An
Môn là nơi tưởng niệm lý tưởng nhất. Ngày 19-3, học sinh Trường
Tiểu trọc Ngưu Phòng khu Triệu Dương đặt vòng hoa đầu tiên trên
Đài liệt sĩ tưởng niệm Thủ tướng Chu. Những ngày tiếp theo, số
vòng hoa ngày càng nhiều. Công nhân nhà máy cơ khí hạng nặng