MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 22

Không thực hiện hiến chính dân chủ, sớm muộn sẽ bùng nổ cuộc
Đại cách mạng văn hoá lần thứ hai.

Bài học lịch sử là không dễ gì nắm bắt được thời cơ cải cách

chính trị khi cho rằng mình có đủ lực lượng kiểm soát tình hình,
người cầm quyền thường ngoan cố cự tuyệt cải cách, hoặc chần
chừ, coi nhẹ, đến khi tình thế qua đi, mới nghĩ đến cải cách nhưng
lúc đó khủng hoảng đã bùng phát, họ không còn tư cách chủ đạo
công cuộc cải cách chính trị nữa, chỉ còn cách bị dòng thác lịch sử
cuốn phăng. Chẳng hạn nửa cuối năm 1945 và nửa đầu năm 1946
là thời cơ của Quốc Dân Đảng Tưởng Giới Thạch. Nếu Tưởng nắm
lấy cơ hội hai đảng Quốc Cộng cùng bàn việc nước, không gây nội
chiến, tiến hành cải cách chính trị, từ bỏ một đảng độc tài, cùng
Đảng Cộng sản tổ chức Chính phủ Liên hợp, thì không đến nỗi bị
đuổi khỏi Hoa lục, tình hình xấu nhất là hai đảng luân phiên cầm
quyền, và để tranh thủ cử tri, đảng nào cũng lo làm việc tốt, chẳng
bên nào dám làm bừa. Trung Quốc từ đó lập nên thể chế dân chủ
tuần hoàn tốt đẹp. Một ví dụ khác: năm 1961 là thời cơ của Lưu
Thiếu Kỳ. Khi ấy, Đại tiến vọt thất bại thảm hại, mấy chục triệu
người chết đói, Mao Trạch Đông mất hết thể diện trên thế giới và
mất sạch lòng người trong nước, tại Đại hội 7.000 người, lực lượng
thúc giục hạ bệ Mao Trạch Đông từng có lúc chiếm đa số. Đó là
giờ phút Mao suy yếu nhất về chính trị, nếu Lưu Thiếu Kỳ thừa thế
triệu tập Đại hội 9, đoàn kết toàn đảng, triệt để thanh toán đường
lối chủ nghĩa xã hội không tưởng tổng kết bài học đau đớn mấy
chục triệu người chết đói, sắp xếp cho Mao một chức vụ danh dự
để dưỡng lão, xoá bỏ thể chế chính trị độc tài cá nhân, thực hiện
hiến chính dân chủ, thì có thể đẩy chính sách cải cách-mở cửa sớm
lên 20 năm, đất nước tránh được một tai hoạ lớn, bản thân Lưu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.