MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 23

cũng không đến nỗi đi đến một kết cục bi thảm như vậy. Lưu Thiếu
Kỳ khi phải quyết đoán lại không quyết, đợi đến khi Mao hoàn
hồn, chuẩn bị phát động Đại cách mạng văn hoá, Lưu mói nghĩ đến
triệu tập Đại hội 9; và đến khi bị phái tạo phản lôi ra đấu ở Trung
Nam Hải, ông mới nghĩ đến hiến pháp.

Bởi vậy, một bước trọng đại phải thực hiện trong khi có thời cơ

là đánh giá lại Mao Trạch Đông. Tổ hợp chủ nghĩa cơ hội “bật tín
hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải” (đề cao ý thức hệ nhưng chống lại
chính sách kinh tế của Mao) có thế tạm yên ổn một thời, nhưng
sớm muộn sẽ lật xe. Các nhà lãnh đạo hiện nay cần biết rằng: các
vị giương ngọn cờ Mao Trạch Đông trong tĩnh vực ý thức hệ càng
cao, thì “sai lầm” của các vị về chính sách kinh tế càng lớn, phần
“tả” về chính trị làm nổi bật phần “hữu” về kinh tế. Thật sự lấy cái
đúng, cái sai của Mao làm tiêu chuẩn đúng sai, thì các vị là “phái
theo con đường tư bản chủ nghĩa đang đi trên con đường tư bản
chủ nghĩa”. Đề cao Mao như vậy là vác đá ghè chân mình. Cần xác
lập vị trí chính thống của đường lối cải cách-mở cửa trong lĩnh vực
ý thức hệ. Phái cải cách chỉ có quyền hành chính không có quyền
phát ngôn, là không được. “Quyền phát ngôn” ở Trung Quốc ngày
nay là quyền giải thích chủ nghĩa Mác. Kế thừa quyền giải thích
chủ nghĩa Mác của Mao Trạch Đông để cải cách-mở cửa, tất sẽ gặp
muôn vàn trở lực, làn sóng phản đối không dứt. Những người phản
đối cải cách mở cửa nằm ngoài chính quyền khí thế như hổ, những
người cầm quyền chủ trì cải cách-mở cửa lo ngại, thiếu tự tỉnh thế
là đẻ ra sách lược “bật tín hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải”. Chỉ có
chính sách kinh tế cải cách-mở cửa mà không có ý thức hệ bảo vệ
chính sách đó thì không thể thành công, Lưu Thiếu Kỳ đã thất bại
ở chỗ này. Chính sách “ba tự, một bao” (đất phần trăm, thị trường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.