MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 229

Bang bị cách chức, bị đấu tố, Bộ trưởng Giáo dục Chu Vinh Hâm
bị bức hại cho đến chết trong cuộc phê đấu ngày 12-4-1976. Mức
độ Giang Thanh thù địch Đặng Tiểu Bình vượt xa mức độ mụ ta
thù địch Đào Chú. Để phòng ngừa “lũ bốn tên” xúi giục phái tạo
phản hãm hại Đặng, ngày 7-4, Mao chỉ thị Uông Đông Hưng di
chuyển vợ chồng Đặng đến một nơi ở bí mật, bảo vệ nghiêm ngặt.
Mao quan tâm Đặng như vậy không phải do nhà đại độc tài này
bỗng trở nên lương thiện. Mao sẵn sàng mượn bàn tay phái tạo
phản giết Đặng, nếu việc đó có thể giúp ổn định tình hình, đưa
Giang Thmh lên ngôi báu. Phong trào “5-4” mang tính toàn quốc,
Mao không biết giải tán quần chúng kháng nghị khỏi Thiên An
Môn rồi tình hình sẽ phát triển ra sao. Nếu cả nước đại loạn, “lũ
bốn tên” không giữ nổi thế trận, lại phải mời Đặng ra ổn định tình
hình. Qua việc chỉnh đốn cục diện rối ren của Đại cách mạng văn
hoá sau khi trở lại làm việc, uy danh của Đặng đã chấn động cả
nước. Đặng lại có cơ sở vững chắc trong quân đội. Mao thừa nhận
Đặng có cơ sở xã hội, được quân đội bảo vệ. Đó là lý do Mao
không dám đẩy Đặng vào chỗ chết.

Sau sự kiện Thiên An Môn, Mao bị một đòn nặng nề về tinh

thần, sức khỏe ngày càng giảm, những ngày còn lại không nhiều,
buộc phải nói rõ những việc hậu sự, không còn vòng vo được nữa.
Trong hồi ức, Diêu Văn Nguyên tiết lộ: Mao từng nhiều lần hỏi ý
kiến các uỷ viên Bộ chính trị về danh sách Ban lãnh đạo sau Mao:

Chủ tịch Đảng: Giang Thanh;
Thủ tướng: Hoa Quốc Phong;
Chủ tịch Quốc hội: Vương Hồng Văn hoặc Mao Viễn Tân;
Chủ tịch Quân uỷ Trung ương: Trần Tích Liên.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.