MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 242

hàng loạt công nhân phải đi ăn mày, nên áp chế, và cho người giết
chết nhà phát minh.

Năm 1629, một chủ xí nghiệp ở Leiden Hà Lan sử dụng loại máy

trên, dẫn đến cuộc bạo động của công nhân dệt diềm hoa, buộc nhà
cầm quyền thành phố hạ lệnh cấm sử dụng. Quốc hội Hà Lan còn
ban bố pháp lệnh cấm, sử dụng máy dệt. Ngày 19-2-1685, Đức
hoàng ra sắc lệnh để ổn định xã hội, cấm sử dụng loại máy này trên
toàn nước Đức. Ở Hamburg, theo mệnh lệnh của chính quyền
thành phố, loại máy trên bị đốt trước dân chúng.

Cuối thập kỷ 30, đầu thập kỷ 40 thế kỷ 17, một người Hà Lan

mở xưởng cưa gỗ bằng sức gió gần London, bị dân chúng phá huỷ.
Năm 1758, Everet chế tạo thành công máy cắt lông cừu thuỷ lực
đầu tiên, nhưng đã bị thiêu huỷ bởi 10 vạn người thất nghiệp do
loại máy đó gây ra. Năm vạn công nhân sống bằng nghề chải lông
cừu kiến nghị lên Hội đồng thành phố, phản đối máy chải lông cừu
và máy chải bông do Ackerlay phát minh. Hơn 8 vạn công nhân đã
tham gia cuộc đấu tranh phá hoại máy móc ở Lancashire năm
1779. 15 năm đầu thế kỷ 19, khu thủ công nghiệp Anh tiêu biểu là
Nottingham bùng nổ phong trào phá hoại máy móc qui mô lớn do
một lãnh tụ công nhân thất nghiệp lãnh đạo, họ điên cuồng phá huỷ
máy móc, mãi đến khi Chính phá dùng vũ lực trấn áp, tới chặn
đứng được làn sóng phá hoại cuồng nhiệt này.

Thời trẻ, sau khi khảo sát khu công nghiệp dệt Manchester, Ăng-

ghen đã tỏ thái độ phủ định, thậm chí phản đối việc đưa máy móc -
kết tinh của khoa học kỹ thuật - vào lĩnh vực sản xuất. Ông phẫn
nộ nêu rõ:

- Mỗi cải tiến trên máy móc đều cướp đi bát cơm của công nhân,

cải tiến càng lớn, công nhân thất nghiệp, càng nhiều. Bởi vậy,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.