chẳng khác gì khủng hoảng thương mại, mỗi cải tiến đều gây hậu
quả nghiêm trọng cho một số công nhân, tức thiếu thốn, nghèo nàn
và phạm tội.
Ông nêu ví dụ, phân tích kỹ: Do năng lực sản xuất của phát minh
đầu tiên -máy dệt Jenny một công nhân điều khiển - ít nhất cao gấp
6 lần khung dệt phổ thông, nên cứ một máy dệt Jenny ra đời sẽ làm
cho 5 công nhân dệt thất nghiệp. Máy dệt thuỷ lực có năng lực sản
xuất lớn hơn máy dệt Jenny rất nhiều mà cũng chỉ cần một công
nhân điều khiển sẽ tước đoạt sinh kế của nhiều người hơn. Sau khi
nhiều nhà máy sử dụng máy dệt tự động, vai trò của công nhân dệt
hoàn toàn không còn nữa, mà do máy móc thay thế.
Ông nói: Do các loại cải tiến về máy móc, những công việc nặng
nhọc ngày càng được máy móc thay thế, từ đó công tác của những
người đàn ông trưởng thành biến thành việc trông máy móc giản
đơn, những việc phụ nữ thậm chí trẻ em cũng có thể hoàn thành,
mà tiền lương lại thấp hơn, thậm chí giảm 2/3. Như vậy, tuy sản
xuất mở rộng, nhưng công nhân lành nghề ngày càng bị đẩy ra
khỏi ngành công nghệ mà không tìm được việc làm nữa; thậm chí,
do máy móc hoàn toàn hay thế sức người, từng ngành lao động bị
xoá sổ. Các ông lớn tư sản có thể hỏi những người quét đường ở
Manchester hoặc bất cứ nơi nào khác, hỏi những người bán hoa
quả, diêm. dây giày, hoặc những người bất đắc dĩ phải đi ăn xin,
xem trước đây họ làm gì, nhiều người trong họ sẽ trả lời: là công
nhân nhà máy, bị máy móc cướp mất việc làm. Trong thời kỳ cách
mạng công nghiệp ở Anh, do phổ cập rộng rãi máy dệt chạy bằng
hơi nước, 80 vạn thợ dệt lành nghề đã bị đẩy ra đầu đường xó chợ.
Mác chịu ảnh hưởng sâu xa bởi báo cáo điều tra “Tinh hình giai
cấp công nhân Anh” của Ăng-ghen, trong tập 1 “Tư bản luận”, ông