độ phúc lợi xã hội và chính sách hợp tác giai cấp của Thuỵ Điển
thật độc đáo và thành công. Học giả Anh Lommel đánh giá:
“Người ta thường coi Thuỵ Điển là đất nước khác thường, bởi
nước nay có mức sống rất cao, có chính sách phúc lợi phát đạt, thị
trường lao động ổn định và hài hoà, chính sách hoà bình, nhất trí
và thoả hiệp, một đất nước như bài thơ đồng quê êm đềm, dịu
ngọt”.
Mô hình Thuỵ Điển bao gồm mấy điểm chủ yếu sau:
A. Đảng dân chủ Xã hội Thuỵ Điển nghiêm khắc tuân thủ hiến
chính dân chủ, nhưng dựa vào chính sách đúng đắn và sự ủng hộ
của nhân dân, liên tục tranh cử và thắng cừ, cầm quyền lâu dài, chủ
đạo bước tiến xã hội, thực hiện cương lĩnh của mình. Đảng thành
lập năm 1889, sau cuộc tổng tuyển cử năm 1917 tham gia chính
phủ liên hiệp, đến năm 1920 một mình cầm quyền. Từ khi lên cầm
quyền đến nay, thông qua các cuộc tranh cử, Đảng liên tục được cử
tri chấp nhận, liên tục nắm quyền 44 năm liền từ 1932 đến 1976,
sau một thời gian ngắn rơi vào vị thế đảng đối lập, lại trở lại cầm
quyền, xây dựng Thuỵ Điển từ một nước nông nghiệp nghèo nàn,
lạc hậu thành một nước giàu có nhất, công bằng nhất, liêm khiết
nhất, ổn định nhất trên thế giới.
B. Kinh nghiệm của Thuỵ Điển trong việc giải quyết cặp mâu
thuẫn công bằng và hiệu suất là: phải tư hữu hoá tư liệu sản xuất
(đây là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất với đặc trưng công nhân
nắm cổ phần và toàn dân nắm cổ phần cùng các cổ đông lớn chiếm
hữu tư liệu sản xuất), để khuyến khích các xí nghiệp tư nhân làm ra
nhiều của cải hơn; phải xã hội hoá phân phối của cải, do chính phủ
và công đoàn quản lý. Sai lầm lớn nhất của lý luận mác xít là lấy
tiêu diệt chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất làm tiền đề xây dựng chủ