bại toàn diện mang tính thể chế ở Liên Xô và các nước XHCN
Đông Âu cuối thế kỷ 20 là do không đại diện cho yêu cầu phát
triển của lực lượng sản xuất tiên tiến, thực hiện chính sách sai lầm
đối với giai cấp tư sản. Đối với các chủ xí nghiệp tư nhân ra đời
sau cải cách-mở cửa, Hiến pháp Trung Quốc không gọi họ là “nhà
tư bản”, mà gọi là “những người xây dựng sự nghiệp xã hội chủ
nghĩa, là bỏ chiếc mũ “bóc lột” trên đầu các chủ doanh nghiệp tư
nhân. Thay đổi tận gốc rễ chính sách đối với giai cấp tư sản, định
vị lại thuộc tính của họ là sự tổng kết sâu sắc nhất của các nhà lãnh
đạo Trung Quốc thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4 về bài học thất bại của
Phong trào cộng sản quốc tế, là sự phát triển trọng đại đối với Lý
luận Đặng Tiểu Bình. Từ nay về sau, đối với giai cấp tư sản,
ĐCSTQ thực hiện chính sách vừa đoàn kết vừa đấu tranh. Khi dân
kết không quên điều tiết phân phối, tìm kiếm lợi ích cho công
nhân, nông dân và toàn xã hội; lúc đấu tranh vẫn nhớ bảo hộ chêm
độ tư hữu, để thúc đẩy lực lượng sản xuất tiên tiến phát triển. Như
vậy. Đảng ta đã tìm được một điểm tựa đúng đắn để xử lý n hệ
giữa giai cạp tư sản và giai cấp công nhân, mọi chính sách quá “tả”
hoặc quá “hữu” đều không thể đạt mục đích vừa phát triển sản
xuất, vừa thực hiện công bằng xã hội, vừa phồn vinh kinh tế, vừa
cải thiện đời sống nhân dân. Phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân,
làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trở thành quá trình
tiến hôa hài hoà, lý tính, trong tình hình lực lượng sản xuất tiên
tiến phát triển, tổng lượng của cải xã hội không ngừng tăng lên,
điều tiết phân phối, thực hiện phân hoá đồng hướng, cùng trở nên
giàu có. Cùng giàu có không phải là tước đoạt người hữu sản, mà
là làm cho công nhân, nông dân giàu lên, đảm bảo quần chúng
nhân dân cùng hưởng thành quả phát triển cải cách. Đảm bảo phúc