MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 297

lợi xã hội cho công nhân và nông dân là nguyên tắc cao nhất của
chủ nghĩa xã hội dân chủ. Đây là then chốt để chính trị ổn định lâu
dài, cũng là then chốt để kinh tế tăng trưởng liên tục. Một nước lớn
như Trung Quốc không thể đi theo con đường phát triển kinh tế
dựa vào thị trường quốc tế mà không phải là thị trường dân tộc.
Tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc chỉ chiếm 20% GDP, còn
80% GDP phải do nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nếu không có
nhu cầu của vùng nông thôn rộng lớn trong nước đối với hàng
công nghiệp, thì thị trường dân tộc của công nghiệp Trung Quốc
chỉ là câu nói trống rỗng. Trong lịch sử không có nước nào có thể
vươn lên trong khi hàng loạt nông dân nước mình phá sản, đời
sống liên tục xấu đi. Bởi vậy, nhà nước đặc biệt quan tâm vấn đề
“tam nông” (nông dân, nông nghiệp, nông thôn). Tư duy mới của
những người cộng sản Trung Quốc trong xây dựng chủ nghĩa xã
hội là kiên trì lấy dân làm gốc, thay đổi quan niệm phát triển, đổi
mới mô hình phát triển, tạo dựng xã hội hài hoà, vươn lên trong
hoà bình.

Cuộc sửa đổi hiến pháp lần này gắn với “Cương lĩnh chung của

Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc”, có ý nghĩa
lớn. Trước đây mỗi lần uốn nắn sai lầm “tả” khuynh đều làm chắp
vá, trên cơ sở thừa nhận quan điểm “tả”, không thể giải quyết vấn
đề tận gốc rễ. Chỉ có cuộc sửa đổi hiến pháp lần này đã uốn nắn tận
gốc rễ sai lầm của chủ nghĩa xã hội bạo lực, trở lại cơ sở chính trị
thời kỳ dựng nước: hợp tác với giai cấp tư sản. Tại cuộc họp trù bị
Hội nghị Trung ương 3 khoá 7 tháng 6-1950, Mao Trạch Đông nói:

- Hợp tác với giai cấp tư sản là điều khẳng định, nếu không

“cương lĩnh chung” trở thành trang giấy trắng, không lợi về chính
trị, cũng thiệt thòi về kinh tế. Không nể sư cũng phải nể phật, duy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.