MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 299

quay lại với chủ nghĩa Mác tiến cùng thời đại. Đó là định vị lịch sử
của chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

Đã đến lúc đánh giá lại Mao Trạch Đông.
Sai lầm lớn nhất của Mao sau ngày dựng nước là đã từ bỏ lý luận

kiến quốc dân chủ mới, vội vã thực hiện giấc mơ xây dựng xã hội
đại đồng. Mao tự nhận mình là Mác + Tần Thuỷ Hoàng, dựa vào
tuyên truyền và bạo lực để cải tạo xã hội.

Lý luận chủ nghĩa xã hội không tưởng trong “Tuyên ngôn Đảng

cộng sản” kết hợp với truyền thống phong kiến Trung Quốc đã
hình thành mô hình chủ nghĩa xã hội bạo lực “lấy đấu tranh giai
cấp làm then chốt” của Mao. Hai mươi năm kể từ 1956 khi hoàn
thành cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công
nghiệp và công thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, đến 1976 khi Mao
qua đời, Đại cách mạng văn hoá kết thúc, là 20 năm văn minh vật
chất và văn minh tinh thần của chủ nghĩa xã hội dân chủ lớn mạnh
vượt bậc, cũng là 20 năm chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch
Đông vội vã hình thành, phát triển ác tính, và hoàn toàn tan rã.

“Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử từ ngày dựng nước đến

nay” do Đặng Tiểu Bình chủ trì định ra tháng 6-1981 đã có vai trò
lịch sử và công lao vĩ đại trong việc uốn nắn sai lầm của Mao sau
ngày dựng nước, xoay chuyển phương hướng lịch sử của Trung
Quốc, đưa nước ta đi lên con đường cải cách-mở cửa, nhưng do
những hạn chế lịch sử tức nhu cầu sách lược đấu tranh, nó cũng để
lại vấn đề uốn nắn sai lầm “tả” khuynh không triệt để.

Ngày 15-1-1993, Hội nghị Thường vụ Bộ Chính trị mở rộng họp

tại Thượng Hải. Đến dự ngoài các uỷ viên Thường vụ Bộ chính trị
khoá 14 Giang Trạch Dân, Lý Bằng, Kiều Thạch, Lý Thuỵ Hoàn,
Chu Dung Cơ, Lưu Hoa Thanh, Hồ Cẩm Đào, còn có Đặng Tiểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.