MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 301

rằng tuyệt đại đa số đảng viên và nhân dân sẽ thông cảm và ủng
hộ.

Mười ba năm qua đi, trong và ngoài Đảng đều vang lên tiếng hô

dữ dội: thời cơ đánh giá lại Mao đã chín muồi. Di chứng lớn nhất
của “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử“ là đã khẳng định cuộc
“cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp,
và công thương nghiệp tư bản tư doanh, dành cho nó địa vị chính
thống trong lịch sử, từ đó khiến công cuộc cải cách-mở cửa ngay từ
đầu đã mang tội “phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Từ thực hiện “khoán
sản tới hộ” đến đưa vấn đề bảo hộ chế độ tư hữu vào hiến pháp,
lịch sử cải cách mở cửa là lịch sử phá vỡ sự ràng buộc tiến tới hoàn
toàn phủ định lịch sử của “ba cuộc cải tạo lớn”. Để giữ sự nhất trí
với nghị quyết, cải cách-mở cửa mỗi bước đi lên đều phải “bật tín
hiệu rẽ trái, bẻ tay lái sang phải”, bước đi loạng choạng, Đặng Tiểu
Bình và những người kế tục ông phải thận trọng từng bước lãnh
đạo đất nước này trong những tiếng công kích họ “phục hồi chủ
nghĩa tư bản”.

Phòng nghiên cứu văn kiện trung ương căn cứ vào “Nghị quyết”

trên viết ra cuốn “Truyện Mao Trạch Đông”, vẫn khẳng định
“ĐCSTQ cải tạo công thương nghiệp tư bản và các nhà tư bản là
một sáng tạo chưa từng có trong lịch sử loài người”, tạo căn cứ lý
luận cho việc quay trở lại đường lối “tả” khuynh và tiến hành
“cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa” lần thứ hai. Theo phái “tả”, chỉ cần
anh thừa nhận “sáng tạo chưa từng có” này, thì cải cách-mở cửa đã
“phản bội con đường xã hội chủ nghĩa do Mao Chủ tịch mở ra,
phục hồi chủ nghĩa tư bản”. Việc đó đã cổ vũ mạnh mẽ và tăng
thêm niềm tin cho họ lật đổ chính sách mới cải cách mở cửa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.