vị lịch sử chính thống uốn nắn cái sai, trở lại cái đúng, mở ra con
đường mới. Bảo vệ những sai lầm của Mao thì không thể tăng
cường vị trí cầm quyền của ĐCS cũng không thể mang lại tính hợp
pháp cho cải cách-mở cửa.
Từ khi hoàn thành “Ba cuộc cải tạo lớn” đến đêm trước cải cách-
mở cửa, kết quả tiêu diệt chế độ tư hữu là làm cho toàn bộ đất nước
và nhân dân tuyệt đối bần cùng hoá. Trong 20 năm ấy. Trung Quốc
đã tiến hành các cuộc vận động “nắm khâu cách mạng, thúc đẩy
sản xuất”, mỗi cuộc vận động đều nói nhằm giải phóng và phát
triển lực lượng sản xuất. Vậy lực lượng sản xuất Trung Quốc phát
triển đến mức nào? Đời sống nhân dân được cải thiện bao nhiêu?
Về ăn, năm 1956, bình quân tiêu dùng lương thực mỗi người 204
kg, năm 1976 còn 190 kg, giảm 14 kg; dầu thực vật năm 1956 mỗi
người 2,565 kg, năm 1976 còn 1,595 kg, giảm 0,97 kg. Về mặc,
năm 1959 bình quân mỗi người gần 9,72 mét vải các loại năm
1976 còn 7,85 m, giảm 1,87 m, riêng năm 1968 mỗi người chỉ
được phát 3 mét phiếu vải. Trong 20 năm từ 1958 đến 1978, lương
công nhân các xí nghiệp sở hữu toàn dân chẳng những không tăng,
mà thực tế còn giảm 5,7%, từ 582 NDT giảm xuống còn 549 NDT/
năm. Theo thống kê của Bộ Nông Lâm năm 1973, có 72 huyện sản
lượng lương thực dừng lại ở mức thời kỳ đầu giải phóng, gần một
triệu đội sản xuất (chiếm 20% tổng số đội sản xuất trong cả nước)
bình quân phần phối cả năm mỗi người dưới 40 NDT - Các đội này
cơ bản không có phân phối tiền mặt. Có đội thậm chí ngay duy trì
tái sản xuất giản đơn cũng rất khó khăn.
Ông Vạn Lý nói: “Tháng 6-1977. Trung ương Đảng cử tôi làm
Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ An Huy. An Huy hồi đó là một tỉnh nông
nghiệp lớn, đồng thời là trọng điểm tai hoạ của sai lầm “tả”