MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 33

có, văn minh trên biển cả mênh mông của nền kinh tế tiểu nông, thì
không nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là sự phát triển trọng đại hơn đối với
chủ nghĩa Mác. Có hai cống hiến lý luận này, Mao có thể làm lu
mờ Stalin, mà sánh vai Lenin, trở thành người thầy và lãnh tụ vĩ
đại của Phong trào cộng sản quốc tế. Đến khi phong trào cưỡng
bức nông dân vào hợp tác xã bị nông dân phản kháng tiêu cực, dẫn
đến sản lượng nông nghiệp sụt giảm, Mao vẫn không hiểu vì sao
các hợp tác xã nông nghiệp Trung Quốc thế kỷ 20 lại không thể
dựa vào phân công tạo ra lực lượng sản xuất mới cao hơn như các
công trường thủ công Âu Mỹ thế kỷ 17.

Thật ra, hai hình thái tổ chức sản xuất trên bề ngoài giống nhau,

nhưng khác nhau về bản chất.

Làm việc trong các công trường thủ công là những người lao

động làm thuê với hai bàn tay trắng. Họ vào đây là tự nguyện, là
biện pháp mưu sinh, không có sự lựa chọn nào khác. Nông dân
Trung Quốc là những người tư hữu nhỏ có ruộng đất, nông cụ thậm
chi cả gia súc kéo, có tư liệu sản xuất và khả năng kinh doanh độc
lập, gia nhập hợp tác xã đồng nghĩa với việc họ bị tước đoạt (ngay
lập tức hoặc từng bước) tư liệu sản xuất, không được phép giàu
lên. Mác coi nông dân, những người làm việc trong ngành chế tạo
và thương nhân là sự phân công lớn, tạo thành cơ sở kinh tế của xã
hội, nông dân cá thể nắm trong khái niệm phân công lớn, tức phân
công trong nội bộ xã hội, nó khác với phân công trong nội bộ công
trường thủ công. Hai sự phân công này khác nhau cả về mức độ và
bản chất. Tiền đề của phân công trong công trường thủ công là tư
liệu sản xuất tích tụ trong tay một nhà tư bản, nhà tư bản có quyền
uy tuyệt đối đối với con người, con người chỉ là một phần trong
tổng cơ cấu mà nhà tư bản chiếm hữu. Tiền đề của phân công xã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.