MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 34

hội là tư liệu sản xuất phân tán trong tay nhiều người sản xuất hàng
hoá không dựa vào nhau, họ chỉ thừa nhận quyền uy cạnh tranh,
không thừa nhận bất cứ quyền uy nào khác.

Qua nghiên cứu, Trần Bá Đạt nhận thấy xã viên hợp tác xã và

công nhân công trường thủ công khác nhau ở chỗ một bên là người
tư hữu nhỏ, một bên là người lao động làm thuê hai bàn tay trắng,
vậy chỉ cần đẩy nhanh cải tạo XHCN đối với xã viên, cắt bỏ “cái
đuôi” người tư hữu nhỏ, biến họ thành công nhân nông nghiệp
không có ruộng đất, thành người vô sản từ đầu đến chân, cộng
thêm tuyên truyền giáo dục lâu dài trên qui mô lớn, để họ “phá tư,
lập công”, thì chắc chắn có thể làm cho các hợp tác xã nông nghiệp
tạo ra kỳ tích nâng cao hiệu suất lao động như các công trường thủ
công thế kỷ 17, bởi tập thể hoá đẻ ra phân công, phân công sẽ nâng
cao hiệu suất. Trần Bá Đạt nói với Mao phát hiện trên. Mao liền
gấp rút đẩy nhanh tiến trình “cải tạo xã hội chủ nghĩa” đối với
nông nghiệp, từ tổ đổi công tới hợp tác xã bậc thấp, từ bậc thấp lên
bậc cao, rồi công xã nhân dân, chỉ trong 3 năm đã tách nông dân
khỏi ruộng đất, thu lại toàn bộ những ân huệ mà cải cách ruộng đất
mang lại cho họ. Theo kế hoạch của Mao Trạch Đông và Trần Bá
Đạt, chuyến này nông dân trần như nhộng, chỉ còn mỗi con đường
hùng hục làm việc trong các đội sản xuất. Để tạo hiệu quả sản xuất,
người ta cho tổ chức “hội thao”, cờ đỏ rợp trời, trống chiêng dậy
đất, các tiểu đội “cô gái thép”, “lão Hoàng Trung” ngày đông giá
rét bắt xã viên trần đôi vai run rẩy làm việc. Nhưng hình thức tổ
chức càng cao, năng suất càng thấp, lương thực làm ra càng ít, xã
viên càng nghèo thêm. Mao không ý thức được rằng phong trào
hợp tác hoá đã tách rời quần chúng cơ bản ở nông thôn từng theo
ông ta làm cách mạng. Động cơ, nguyện vọng của Mao là cao cả,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.