MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 36

Chương 3

Giang Thanh bước đầu tỏ ra lợi hại

Mao Trạch Đông lên làm Chủ tịch nước, Giang Thanh khi ấy 35

tuổi thật sự trở thành đệ nhất phu nhân, nhưng Mao vẫn không cho
bà ta xuất hiện trên vũ đài chính trị. Cùng sống ở khu Phong Trạch
Viên trong Trung Nam Hải, song mỗi người một phòng, vì Mao đã
đam mê những người đàn bà khác.

Mục tiêu lớn của Giang là giữ vững vị trí của mình, muốn vậy,

phải góp phần củng cố và phát triển quyền lực tối cao của Mao.
Giang đã từng bước thành công trong 20 năm sau đó. Được Mao
công khai và ngấm ngầm ủng hộ, Giang đã từ lĩnh vực văn nghệ đi
vào chính trị từ phê phán các bộ phim “Chuyện kín trong cung nhà
Thanh” (1950), “Truyện Vũ Huấn” (1951), phê phán “Hồng Lâu
Mộng” (1953), vụ án Hồ Phong (1955)…, giúp Mao loại trừ hoặc
kiềm chế các nhà lãnh đạo khác. Mao thỉnh thoảng cũng giả vờ phê
bình Giang trên thực tế ngày càng tin cậy, cho đến khi Giang được
cử giữ chức Tổ phó thứ nhất Tổ Cách mạng văn hoá trung ương,
có quyền lực thực tế hơn cả Chủ tịch nước, Tổng bí thư, Thủ
tướng.

Chương 4

Vận dụng thuật cầm quyền của vua chúa

Mọi sai lầm lớn của Mao những năm cuối đời, như giết hại công

thần, gây bè phái trong đảng, bám chặt lấy chế độ lãnh đạo suốt đời
và gia đình trị, dung túng phe đảng Giang Thanh, đều thuộc thuật
cầm quyền của vua chúa.

Từ Đại hội 7 ĐCSTQ (1945), Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai là

trợ thủ chủ yếu của Mao. Họ hiểu nhau, nhất trí về tư tưởng và
đường lối, phối hợp rất ăn ý, vinh nhục có nhau. Nhưng sau khi

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.