MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 46

những người sản xuất nhỏ, nhưng ông ta không tạo ra được lực
lượng sản xuất cao hơn chủ nghĩa tư bản. Thậm chí không tạo ra
được lực lượng sản xuất cao hơn sản xuất nhỏ ở nông thôn, nên
không thể làm tuyệt chủng chủ nghĩa tư bản và sản xuất nhỏ. Bất
cứ nhân vật vĩ đại nào cũng bất lực trước qui luật kinh tế, chỉ có
thể thuận theo, không thể chống lại.

Động cơ cá nhân khiến Mao Trạch Đông vội vã từ bỏ lý luận

đúng đắn của chủ nghĩa dân chủ mới và đường lối đúng đắn của
Hội nghị Trung ương 2 khoá 7 là ông ta nôn nóng muốn làm lãnh
tụ của Phong trào Cộng sản quốc tế. Sau khi Stalin từ trần, Mao
cho rằng Trời sẽ trao nhiệm vụ lớn cho ông ta, chỉ có Mao đủ tư
cách lấp chỗ trống do Stalin để lại. Muốn lãnh đạo Phong trào cộng
sản và phe xã hội chủ nghĩa, mà nước mình lại thực hiện chủ nghĩa
dân chủ mới, hình thái xã hội lạc hậu một thời đại so với các nước
xã hội chủ nghĩa, thì không đủ tư cách lãnh tụ, do đó, phải nhanh
chóng trở thành một nước XHCN hùng mạnh. Đó là nguồn gốc tư
tưởng khiến Mao mắc phải chứng bệnh nóng vội trong vấn đề xây
dựng.

“Ba cuộc cải tạo lớn” là việc làm rất sai lầm và ngu xuẩn của

Mao với động cơ cao cả và lý luận thiêng liêng.

Cả đời Mao chưa hề đến thế giới tư bản chủ nghĩa chưa nhìn

thấy phương thức sản xuất qui mô lớn và nền văn minh vật chất
của chủ nghĩa tư bản. Khái niệm của ông về chủ nghĩa tư bản cố
định ở mỏ than An Nguyên năm 1921. Ông chưa chuẩn bị đầy đủ
về lý luận cho xây dựng kinh tế. Là những người tham gia quyết
sách tối cao, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai cung có phần trách
nhiệm về những sai lầm của Mao làm cho đất nước rối tung lên.

Chương 8

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.