MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 44

Chương 7

Các nhà tư bản gióng trống, khua chiêng đi lên chù nghĩa

cộng sản

Sau mùa mùa hè năm 1955, “cao trào” hợp tác hoá nông nghiệp

ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong ngành
thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh. Đến cuối
năm 1956, ngành này đã cơ bản hoàn thành việc chuyển sang kinh
tế tập thể, 92% số người làm nghề thủ công đã được tổ chức trong
gần 10.000 hợp tác xã. Từ cuối năm 1955, Thượng Hải, tiếp đó là
Bắc Kinh, Thiên Tân, cùng nhiều tỉnh và thành phố khác đã xuất
hiện cao trào công ty hợp doanh trong toàn ngành công thương.
Đến tháng 6-1956, đã hoàn thành toàn diện công cuộc cải tạo xã
hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp, thủ công nghiệp và công
thương nghiệp tư bản trong cả nước.

Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất ở nước Trung Hoa 600

triệu dân, một biến đổi xã hội long trời lở đất như vậy mà Mao
Trạch Đông đã làm xong trong thời gian ngắn ngủi. Sức hấp dẫn
chính trị của ông ta quả đáng thán phục. Tạo ra được một tình thế
chính trị đặc biệt, trào lưu xã hội đặc biệt, để các nhà tư sản “gióng
trống, khua chiêng” đi lên chủ nghĩa cộng sản, Mao Trạch Đông
quả là một cao thủ trong đấu tranh chính trị.

Xét về chính trị, công cuộc cải tạo XHCN đối với công thương

nghiệp tư bản chủ nghĩa và cải tạo các nhà tư sản của ĐCSTQ rất
thành công: không đổ máu; không “tước đoạt”, mà thực hiện chính
sách “trưng mua”, đều là việc chưa từng có trong lịch sử. ĐCSTQ
tự hào về điều đó. Nhưng người ta nghi ngờ tính tất yếu và tiến bộ
của biện pháp này, xét về kinh tế về giải phóng và phát triển lực

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.