MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 42

buồn”, các Bí thư thứ nhất Tỉnh uỷ phải lần mò mẫm được ý
hướng của Mao, rồi mới dám gửi tài liệu lên Trung Nam Hải. Họ
lựa theo thuyết “cao trào” của Mao, phản ánh nông thôn đã xuất
hiện cao trào xã hội chủ nghĩa, nông dân quả thật tích cực đi theo
con đường XHCN.

Đến cuối tháng 11-1955, nông thôn cả nước đã thực hiện hợp tác

hoá, 116,74 triệu hộ nông dân tham gia hợp tác xã, chiếm 96,1 số
hộ nông dân trong cả nước, trong đó có 488.500 hợp tác xã cấp cao
với 83% số hộ nông dân. Thế là kỳ tích xuất hiện: chỉ 4 năm đã
hoàn thành kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp,
vốn dự định làm trong 15 năm: Giữa lúc đang trông đợi hợp tác
hoá nông nghiệp đưa đến sản xuất đại phát triển, thì Mao nhận
được nhiều thông tin xấu: nông dân nhiều nơi xin ra khỏi hợp tác
xã vì thu nhập quá thấp. Mao cho rằng đây là cuộc đấu tranh giữa
hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.
Cần có một cuộc đọ sức giai cấp quyết liệt, phải đẩy lùi “cuộc tấn
công điên cuồng của các thế lực tư bản chủ nghĩa ở nông thôn”.
Mao không có cách nào nâng cao năng suất lao động cho các hợp
tác xã, tăng thu nhập cho xã viên, nhưng ông lại có cách hạ thấp
năng suất lao động, giảm thu nhập của trung nông giàu. Số liệu
phát triển kinh tế có thể bịa ra, nhưng bình quân lương thực, dầu
ăn, phiếu vải đến tay mấy trăm triệu người thì không thể bịa ra
được. Qua 20 năm vật vả trong nghèo nàn, sau khi Mao chết, hoàn
bộ Công xã nhân dân đã sụp đổ, quay lại khoán sản tới hộ, khôi
phục làm ăn riêng lẻ. Đó là sự lựa chọn của lịch sử.

Nay lại có người la lối khoán sản tới hộ là sai lầm, muốn nông

nghiệp phát triển, nông dân giàu lên, vẫn phải tập thể hoá và hợp
tác hoá. Khoán sản tới hộ là khởi đầu, không phải kết thúc tiếp sau

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.