MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 43

bước khởi đầu, đó là tư hữu về ruộng đất (nông dân có thể mua,
bán, thuê ruộng đất), hợp nhất, phân hoá, ruộng đất tập trung vào
tay những người sản xuất giỏi, tư nhân, hình thành những hộ nông
dân lớn, cuối cùng là nông trang tư nhân, đó là nội dung của chính
sách nông nghiệp, đương nhiên không thể khoán sản tới hộ rồi kết
thúc. Vấn đề hiện nay là không ai dám làm tiếp bài thơ mà Đặng
Tiểu Bình đã phá đề. Lãnh đạo cấp cao sợ phải gánh trách nhiệm
phục hồi chủ nghĩa tư bản ở nông thôn; ở cấp dưới thì chính quyền
nắm trong tay quyền sở hữu ruộng đất, có thể tùy tiện khai thác, lợi
dụng tài nguyên đất đai, tước đoạt ruộng đất vốn phải thuộc về
nông dân (chỉ bồi thường chút ít mang tính tượng trưng).

Thế là “vấn đề tam nông” ngày càng nghiêm trọng. Nguồn gốc

vấn đề “tam nông” ở Trung Quốc hơn 50 năm qua là nông dân bị
tước quyền sở hữu ruộng đất trong phong trào hợp tác hoá, “Toàn
bộ đất đai thuộc sở hữu nhà nước” đã treo cơ sở của “tam nông” lơ
lửng trên không. Từ khi cải cách mở cửa đến nay đã ra 8 văn kiện
số l của Trung ương vẫn chưa giải quyết được, bởi trong tư tưởng
chỉ đạo vẫn lảng tránh vấn đề bản chất là “người cày có ruộng”.
Trên cơ sở khoán sản tới hộ, phải thực hiện chính sách lớn người
cày có ruộng, tư hữu hoá ruộng đất với 2 tiêu chí chủ yếu: một là
quyền sở hữu không thời hạn có thể thừa kế, hai là có thể mua,
bán, cho thuê.

Khi thức tỉnh về những sai lầm trong quá khứ, ĐCSTQ mưu toan

lấy cuộc Đại tiến vọt năm 1958 làm ranh giới, cho rằng hợp tác hoá
cơ bản đúng đắn, công xã hoá mới làm hỏng mọi chuyện. Như vậy
là không đúng. Các nước trong tập đoàn Liên Xô tìm cách thông
qua hợp tác hoá nông nghiệp để nông dân thoát khỏi nghèo nàn,
cũng chẳng có nước nào thành công.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.