MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 41

các cấp từ tỉnh đến xã phải tập trung vào vàn đề hợp tác hoá. Cơ sở
để Mao đưa ra quyết định trên là “cao trào xã hội chủ nghĩa đang
xuất hiện ở nông thôn Trung Quốc”.

Tổng kết Hội nghị Trung ương 6 khoá 7 ĐCSTQ bàn về hợp tác

hoá nông nghiệp tháng 10-1955, Mao kêu gọi làm cho phong kiến,
đế quốc, tư bản và sản xuất nhỏ “tuyệt chủng” trên trái đất. Qua đó
người ta thấy Mao coi đế quốc tư bản và sản xuất nhỏ đều là khái
niệm chính trị, biện pháp tiêu diệt những thứ đó cũng là thủ đoạn
chính trị, thể hiện ông không hiểu biết lý luận kinh tế đến mức
ngạc nhiên.

Sau hội nghị trên, những ai dám nói thẳng, nói thật, nêu lên hiện

trạng sản xuất và đời sống ở nông thôn đều bị phê phán, bị qui là
hữu khuynh, nhiều người bị cách chức. Những ai biết lựa ý cấp
trên, báo cáo dối trá bịa đặt, không cần biết đến “nhân từ, lương
tâm”, được coi là đã “theo kịp tư tưởng, đường lối” của Mao. Lãnh
đạo nhiều tỉnh gửi báo cáo lên Trung ương phản ánh tình hình “rất
tốt đẹp”, chứng minh “cao trào xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” mà
Mao dự báo quả thật đã đến rồi!

Tạo ra cao trào hợp tác hoá nông nghiệp không phải do “tính tích

cực xã hội chủ nghĩa” của đông đảo nông dân, mà do mệnh lệnh,
cưỡng bức. Bi kịch của Mao là khác với thời kỳ chiến tranh, ông
không có cách nào tiếp cận quần chúng, cũng có một số cuộc tiếp
xúc, nhưng gặp ai, ở đâu, người được gặp ăn mặc ra sao, nói gì,
đều được thao diễn trước, và sẽ diễn ra trong hàng rào bảo vệ dày
đặc của lực lượng an ninh từ cơ sở tới trung ương ông rất khó biết
được quần chúng nghe gì, cũng như nỗi lo âu và khát vọng của
nông dân. Ông chỉ có thể dựa vào báo cáo của các tỉnh gửi lên.
Trong tình trạng “báo tin vui được vui, báo tin buồn phải chịu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.