MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 49

Long Cơ rằng ở Trung Quốc hiện nay “tiểu trí thức của chủ nghĩa
Mác-Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản, người mù
chỉ đường người sáng mắt”, thì Mao nổi giận dữ dội. Mao vốn định
thông qua cuộc vận động này để từng bước xác lập vị trí lãnh đạo
tư tưởng của mình trong giới trí thức, nay thấy họ khác công nông,
trong khi các nhà lãnh đạo cấp cao đều coi Mao là nhà lý luận và
nhà tư tưởng vĩ đại, thì họ lại coi ông là “tiểu trí thức”. Xem ra
không thể làm cho những người này sùng bái mình. Thế là Mao
quyết tâm đánh đổ “những phần tử đại trí thức của giai cấp tư sản”,
dùng quyền lực tạo dựng quyền uy của bản thân. Ông ta tiếp tục
cho tổ chức các cuộc hội đàm nhằm “dụ rắn ra khỏi hang”, khiến
phong trào chỉnh phong nửa đường biến chất, không còn là thành
tâm phát động quần chúng góp ý kiến cho đảng cầm quyền, mà là
trị những quần chúng góp ý kiến, lùng bắt phái hữu trong số đó.
Mao dựng lên “vụ án chống đảng Chương-La”, (Chương Bá Quân,
Chủ tịch Đảng Dân chủ Công Nông, Bộ trưởng Giao thông; và La
Long Cơ, Phó Chủ tịch Đồng minh Dân chủ, Bộ trưởng Lâm
nghiệp, lãnh tụ tinh thần của giới trí thức từ Âu Mỹ về). Theo
thống kê chính thức, trong cuộc đấu tranh này, có 552.877 trí thức
bị qui là phái hữu, bị đầy đoạ trong 20 năm trời. Đến khi sửa sai
(1980), chỉ có 96 người thật sự là phái hữu, chiếm 1,8 phần vạn,
nghĩa là trong 1 vạn người chưa đến 2 người.

Chương 10

Hai đảng lớn Trung-Xô từ bạn thành thù

Giữa năm 1957, sau khi loại “tập đoàn chống đảng” Molotov,

Malenkov, Kaganovic ra khỏi Trung ương, Khrusev cử Mikoyan
sang Hàng Châu gặp Mao Trạch Đông, thông báo những thay đổi
trong nội bộ ĐCSLX, được Mao cam kết ủng hộ. Đáp lại, Khrusev

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.