MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 54

lâu ngày qua đi, nảy sinh ý kiến khác về chủ quyền. Thế là tình
hưu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” cũng không giữ nổi.

(Tác giả Tân Tử Lăng sai ở đoạn này. Năm 1955, theo hiệp nghị

Genève, sau khi quân đội Pháp rút khỏi Bắc Việt nam phải giao lại
đảo Bạch Long Vĩ (cách Hải Phòng 350 km) cho chính phủ nước
Việt nam Dân Chủ Cộng Hoà, và thuộc tỉnh Hải Phòng cho đến
tận ngày hôm nay. Từ ngàn năm trước đến hiện giờ, chưa có một
phút nào Bạch Long Vĩ thuộc quyền của Trung Quốc - Chú thích
của người gõ Mõ Hà Nội
)

Sau thất bại của phong trào “Đại tiến vọt”, Mao vẫn chưa từ bỏ

đã tâm làm lãnh tụ cách mạng thế giới, ngược lại, ông ta còn cho
rằng đó là lối thoát để đánh lạc hướng chú ý của nhân dân, thoát
khỏi tình thế khó khăn của bản thân. Trong 5 năm 1957-1962,
Trung Quốc viện trợ nước ngoài tổng cộng 2,36 tỉ NDT, riêng 2
năm 1961-1962 là 1,37 tỉ; trong đó phần viện trợ các nước XHCN
Anbani, Triều Tiên. Việt Nam, Cuba, Mông Cổ là 0,87 tỉ, các nước
châu Phi 500 triệu NDT.

Tuy nhiên, vẫn không hình thành được trung tâm Phong trào

cộng sản quốc tế mới do Mao lãnh đạo, cũng không mua nổi hư
danh “lãnh tụ cách mạng thế giới”. Họ chỉ thừa nhận Mao là “lãnh
tụ vĩ đại của nhân dân Trung Quốc”.

Tháng 3-1970, tập đoàn Lonnol thân Mỹ đảo chính lật đổ chính

phú Vương quốc Campuchia, Sihanouk trở thành con át chủ bài
trong tay Mao. Quân đội cộng sản Campuchia được Trung Quốc và
Việt Nam nâng đỡ đối đầu với quân đội Lonnol do Mỹ ủng hộ,
chiến tranh kéo dài 4 năm, đến 17-4-1975 giải phóng Phnôm Pênh.
Tháng 6 năm đó, Pol Pot sang triều kiến Mao Trạch Đông. Sau khi
về nước, thực hiện chỉ thị của “lãnh tụ vĩ đại”. Pol Pot tuyên bố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.