MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 55

xoả bỏ tiền tệ, đóng cửa thị trường, thực hiện chế độ cung cấp
trong cả nước, đuổi 3 triệu dân thành thị kể cả sư sãi và giáo sư đại
học về nông thôn làm ruộng. Mọi hành động của ĐCS Campuchia
sau khi giành được chính quyền đều mang dấu ấn “tả khuynh” của
Mao. Bi kịch “Đại tiến vọt ở Trưng Quốc cuối thập kỷ 50 đã tái
diễn ở Campuchia.

Chương 11

Chu Ân Lai bị tước quyền lãnh đạo kinh tế

Nôn nóng muốn làm lãnh tụ cách mạng thế giới, Mao Trạch

Đông quyết tâm phát động phong trào Đại tiến vọt, làm cho kinh tế
nông nghiệp lạc hậu Trung Quốc xuất hiện “kỳ tích” trong thời
gian ngắn. Qua phong trào chống phái hữu, các đảng phái dân chủ
và những người trí thức đã bị áp chế, chẳng còn ai dám nói gì. Vấn
đề hiện nay là làm thế nào thống nhất tư tưởng và ý chí của cán bộ
toàn đảng, từ trung ương tới cấp xã Nhưng Mao vấp phải một trở
ngại lớn là Chu Ân Lai và bộ máy chính quyền do ông lãnh đạo.
Thủ tướng Chu Ân Lai là người có tài kinh bang tế thế, nhà lãnh
đạo, tổ chức và quản lý kinh tế kiệt xuất. Ông chủ trương tôn trọng
các qui luật kinh tế lượng sức mà làm, cân bằng tổng hợp, vững
bước đi lên được các Phó thủ tướng Trần Vân, Lý Tiên Niệm, Bạc
Nhất Ba… ủng hộ. Không áp chế những người này, thì đừng mong
gì thực hiện “Đại tiến vọt”.

Nửa đầu năm 1958. Mao liên tiếp triệu tập các hội nghị Hàng

Châu, Nam Nính, Thành Đô, Vũ Hán… rồi Đại hội 8 kỳ 2, với chủ
đề phê phán những người phản đối làm liều chống bảo thủ hữu
khuynh, ép Chu Ân Lai kiểm điểm, gạt bỏ những ý kiến đúng đắn
phù hợp qui luật kinh tế khách quan của Chu, mở rộng đường thực
hiện trong toàn đảng đường lối chủ nghĩa xã hội không tưởng tả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.