khác. Cuộc cách mạng dân chủ mới thắng lợi và nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa ra đời là đỉnh cao huy hoàng trong sự nghiệp
cách mạng của Mao, cũng là đỉnh cao sáng chói của tư tưởng Mao
Trạch Đông. Sự nghiệp trên được ghi lại trong 3 cuốn "Mao Trạch
Đông toàn truyện", chúng tôi không nhắc đến nữa. Cuốn sách này
điểm lại quá trình phát triển của Mao Trạch Đông từ chủ nghĩa xã
hội không tưởng tới chủ nghĩa xã hội phong kiến.
Chủ nghĩa xã hội phong kiến đương nhiên cũng là chủ nghĩa xã
hội không tưởng nhưng lạc hậu và phản động hơn, nó trương chiêu
bài chủ nghĩa xã hội để thực hiện nền độc tài chuyên chế và thể chế
cha truyền con nối, gia đình trị. Dựa vào sử liệu đã nắm được,
chúng tôi sẽ vạch trần nhưng không chút thổi phồng những sai lầm
và tội ác của chủ nghĩa xã hội bạo lực Mao Trạch Đông, chú trọng
phân tích nguồn gốc lịch sử và lý luận dẫn đến những sai lầm lớn
đó. Đây là việc rất cần thiết để chúng ta cải cách-mở cửa sâu rộng
hơn, phân rõ cái đúng, cái sai trong lịch sử và trên lý luận, loại trừ
sự quấy rối "tả " khuynh.
Trong báo cáo chính trị miệng (không văn bản) tại Đại hội 7
ĐCSTQ ngày 24-4-1945, Mao Trạch Đông nói:
“Chúng ta khẳng định phát triển rộng rãi chủ nghĩa tư bản như
vậy chỉ có lợi, không có gì hại cả. Trong thời gian khá dài, một số
người trong đảng ta không hiểu rõ vấn đề này, tồn tại tư tưởng
phái dân tuý. Tư tưởng này sẽ tồn tại lâu dài trong một đảng mà đa
số đảng viên xuất thân nông dân. “Chủ nghĩa dân tuý” muốn phát
triển trực tiếp từ kinh tế phong kiến lên kinh tế xã hội chủ nghĩa,
không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”.
Đáng tiếc là sau khi nắm chính quyền, Mao Trạch Đông đã làm
ngược lại ý kiến đúng đắn trên: theo con đường dân tuý.