MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 64

Thủ tướng Chu Ân Lai không tin vào thông tin trên. Ông cử Cố

Minh, thư ký phụ trách công nghiệp xuống tìm hiểu tình hình. Cố
Minh từng lưu học ở Nhật Bản, là người am hiểu sản xuất gang
thép. Ông xuống xã Tân Hương nơi báo cáo đã sản xuất mỗi ngày
102 tấn gang, quan sát hiện trường sản xuất gặp gỡ cán bộ quần
chúng, rồi mang theo sản phẩm mẫu về báo cáo Chu:

- Thưa Thủ tướng, toàn là chuyện dối trá. Ở Công ty gang thép

Yên Sơn, muốn có một tấn gang, phải dùng ba bốn tấn quặng sắt,
hai ba tấn than cốc, cộng thêm vật liệu phụ trợ khác, tổng cộng hơn
10 tấn. Một ngày làm ra 102 tấn thép phải vận chuyển trên 1.000
tấn nguyên vật liệu, xã Tân Hương làm gì có khả năng ấy. Xin Thủ
tướng xem, sản phẩm tốt nhất là miếng gang xốp này đây.

Ông Chu cầm mẫu sản phẩm lên xem, im lặng rất lâu.
Chu Ân Lai biết rõ chuyện sản xuất gang thép ở Hà Nam là dối

trá, nhưng lúc đó chưa thể nói gì. Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và
Giao thông Cao Dương được lệnh dẫn một tổ công tác xuống tìm
hiểu tình hình luyện gang thép ở Hà Nam. Ông phát hiện sản lượng
dối trá, chất lượng kém, liền gửi thư lên Trung ương, nêu ý kiến
riêng về cách làm phản khoa học này.

Mao đọc báo cáo trên, đùng đùng nổi giận, coi Cao Dương là

phần tử cơ hội hữu khuynh, bắt đem theo cả vợ con đi lưu đày ở
Quí Châu. Thế là Mao bịt mồm tất cả cán bộ các cấp. Hồi đó cán
bộ các cấp có một câu “tự giải thoát”: “phải tính giá thành chính
trị, đừng tính giá thành kinh tế”. “Giá thành chính trị” là thể diện
của Mao, “giá thành kinh tế” là thiệt hại tài sản của nhân dân. Vì
thể diện của lãnh tụ vĩ đại, Đảng cộng sản và nhân dân Trung Quốc
đã “phát cuồng”. Cuối tháng 7-1958, lực lượng lao động trong
ngành gang thép là vài chục vạn người, cuối tháng 8 tăng lên vài

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.