MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 66

nông nghiệp các tỉnh Đông Bắc và Tây Bắc, Đàm Chấn Lâm nhấn
mạnh 400 triệu tấn và khẳng định, có khả năng đạt 500 triệu tấn.
Về sau mới biết sản lượng lương thực năm 1958 chỉ có 200 triệu
tấn.

Lúc đầu nhà ăn tập thể quả cũng “tưng bừng” một thời, khẩu

hiệu chung là “ăn thật no” và “không phải trả tiền”, nhiều nơi đề ra
“ăn no, ăn ngon, ăn sạch”, “mỗi bữa 4 món thức ăn”, thậm chí có
nơi tuyên bố phấn đấu một tháng 90 bữa ăn, không bữa nào món
ăn trùng lặp, ngang tiêu chuẩn bếp ăn của vua chúa Trung Quốc, có
nơi coi nhà ăn tập thể là khởi điểm để “tiến lên chủ nghĩa cộng sản
trong vòng ba năm”.

Nhưng chẳng mấy chốc lương thực thực phẩm cạn dần, từ thả

sức ăn ngày ba bữa cơm chuyển sang ăn cháo, rồi cháo loãng, rau
dại. Lãnh đạo địa phương không dám giải tán nhà ăn tập thể vi sợ
làm sai chỉ thị của lãnh tụ vĩ đại, bị kết tội hữu khuynh, “đi con
đường tư bản chủ nghĩa”. Nông dân không thể bỏ nhà ăn tập thể vì
toàn bộ khẩu phần lương thực của họ do nhà ăn quản lý rồi, đành
mỗi ngày hai lần đến nhận khẩu phần cháo loãng. Nhà kinh tế học
Tiết Mộ Kiều, Cục trưởng Thống kê hồi đó cho biết lãng phí lương
thực trong các nhà ăn tập thể lên tới 17,5 triệu tấn, tương đương
11% số lương thực cung ứng cho nông thôn. Ngoài ra, khoảng 10%
lương thực bị hư hỏng ngoài đồng do không kịp thu hoạch, bởi
phần lớn lao động khỏe mạnh đã bị huy động đi làm gang thép.
Huyện Tỉnh Nghiên (Tứ Xuyên) vào lúc thiếu lương thực nghiêm
trọng nhất năm 1959, bình quân mỗi người một ngày được phân
phối không đến 100 gam lương thực, cứ 8 người có một người chết
đói. Nửa đầu năm 1959, đi thăm một số tỉnh, nguyên soái Chu Đức
không tán thành nhà ăn tập thể. Ông nói cần chia lương thực cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.