MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 67

các hộ nông dân, cần giữ lại một chút chế độ tư hữu cho nông dân
làm nghề phụ, chăn nuôi. Ông nói với Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông
Đào Chú: “Hai việc lớn nhất năm 1958 là ồ ạt làm gang thép và
công xã hoá đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà nước và cá nhân”. Ý
kiến của Chu Đức được lưu truyền rất nhanh trong cả nước. Mùa
hè năm đó, Bí thư Tỉnh uỷ An Huy Trương Khái Phong ra lệnh giải
tán toàn bộ hơn 4.000 nhà ăn tập thể ở huyện Vô Vi. Sự kiện này
khiến Mao đùng đùng nổi giận. Trong bút phê báo cáo về vụ này.
Mao viết: “Trương Khải Phong đứng trên lập trường giai cấp tư
sản, mưu toan phá hoại nền chuyên chính vô sản, chia rẽ Đảng
cộng sản”. Ý kiến trên còn ngầm phê phán Chu Đức. Hai ngày sau
tại cuộc họp Thường vụ Bộ Chính trị. Mao “lo ngại Chu Tổng tư
lệnh gây rối loạn”.

Nhưng Mao cũng đã sớm nhận ra nhà án tập thể đang đứng trước

nguy cơ nghiêm trọng. Tháng 2-1959, ông cử thư ký riêng kiêm
Phó văn phòng Trung ương Điền Gia Anh dẫn một tổ công tác
xuống Tứ Xuyên điều tra. Điền Gia Anh đã báo cáo với Mao thực
trạng ông ta nghe mắt thấy ở nông thôn trong chuyến đi này.

Tình hình các tỉnh dần dần trở nên nghiêm trọng. Do thiếu lương

thực, lao động quá sức, từ nửa cuối năm 1959, vùng nông thôn đã
xuất hiện tình trạng bệnh phù thũng và chết đói, nhiều người bỏ
nhà ra đi. Tỉnh uỷ Hà Bắc báo cáo toàn tỉnh có 44 huyện, 235 công
xã đã phát hiện gần 6 vạn người mắc bệnh phù thũng, trên 450
người đã chết. Nhưng Mao vẫn đặt thể diện, uy tín của mình lên
trên những hoạn nạn sống chết của mấy trăm triệu nông dân, ngoan
cố tiếp tục tổ chức các nhà ăn tập thể. Mao giấu báo cáo của Tỉnh
uỷ Hà Bắc, nhưng lại cho phân phát trong cả nước, báo cáo của Bí
thư Tỉnh uỷ Quí châu Chu Lâm miêu tả “80% số nhà ăn tập thể ở

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.