MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 86

Cảnh ngộ khác nhau trong những năm cuối đời của nguyên soái

Mỹ và nguyên soái Trung Quốc đã phản ánh hai thể chế chính trị,
hai truyền thống lịch sử, hai bối cảnh văn hoá khác nhau. Tội phạm
hàng đầu tạo ra vụ án oan Bành Đức Hoài đương nhiên là Mao
Trạch Đông, nhưng không chỉ có ông ta, mà là hợp lực lịch sử của
một thể chế, một truyền thống, một nền văn hoá. Chính Lưu Thiếu
Kỳ, Lâm Bưu, Hạ Long, Đào Chú, La Thuỵ Khanh, Lý Tỉnh Tuyền
trong mấy năm sau đó lại bị hợp lực lịch sử không thể kháng cự mà
họ đã góp phần tăng cường ấy làm cho thân tàn ma dại, tan cửa nát
nhà.

Ngày 16-8-1959, Hội nghị ra nghị quyết nêu rõ cần đưa Bành

Đức Hoài, Trương Văn Thiên, Hoàng Khắc Thành, Chu Tiểu Châu
ra khỏi các cương vị công tác của họ trong cơ quan quốc phòng,
ngoại giao và tỉnh Hồ Nam, song vẫn giữ các chức vụ của họ trong
Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ương, để xem xét hiệu quả.
Đồng thời, Hội nghị còn ra nghị quyết về triển khai phong trào
tăng sản xuất và tiết kiệm. Nghị quyết viết:

Đường lối chung, Đại tiến vọt và công xã nhân dân biểu hiện

quyết tâm vĩ đại và trí tuệ vĩ đại của 650 triệu nhân dân cần cù,
dũng cảm, là sản phẩm lãnh tụ vĩ đại Mao Trạch Đông kết hợp
sáng tạo chân lý phổ biến của Chủ nghĩa Mác-Lenin với tình hình
thực tế Trung Quốc. Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội,
như tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, kiên trì chính trị thống
soái, kiên trì đường lối quần chúng, giữ vững ngọn cờ vẻ vang
đường lối chung. Đại tiến vọt, công xã nhân dân, chúng ta đã
giành được thắng lợi vĩ đại năm 1958 và nửa đầu năm 1959. Thời
gian tới, chúng ta sẽ dũng cảm tiến lên trên con đường vẻ vang
này, phấn đấu giành thắng lợi vĩ đại mới”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.