MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 91

được”. Song “kiên quyết” như thế nào Mao không nói rõ, để cho
cấp dưới đầy đủ không gian tha hồ tưởng tượng, phát huy. “Chống
che giấu sản lượng và chia nhau lương thực” bằng thủ đoạn “giáo
dục kiên quyết moi cả khẩu phần lương thực của nông dân là
nguyên nhân chủ yếu gây chết đói trên qui mô lớn.

Tỉnh Hà Nam vụ thu 1958 có tới 50% mùa màng bị hư hỏng

ngoái đồng (do lao động khỏe bị huy động đi làm gang thép). Năm
1959 sản lượng lương thực giảm, chỉ có 9,75 triệu tấn, nhưng các
nơi hư báo lên tới 22,5 triệu tấn. Bí thư tỉnh uỷ Ngô Chi Phó lấy đó
làm cơ số giao chỉ tiêu cưỡng bức thu mua lương thực, cán bộ
không hoàn thành nhiệm vụ bị coi là “Bành Đức Hoàn con”.
Chuyên khu Tín Dương thực sản chỉ có 2 triệu tấn, Bí thư Khu uỷ
Lộ Hiến Văn vống lên 4,15 triệu tấn, tỉnh giao chi tiết thu mua 48
vạn tấn đã là quá cao, Khu uỷ xung phong nhận 52 vạn tấn. Khẩu
phần lương thực, hạt giống và thức ăn gia súc của nông dân bị
cướp đi rất nhiều, bình quân đầu người chỉ còn hơn 50 kg, đủ ăn
trong 4 tháng, một số huyện thậm chí không đủ 3 tháng. Chưa đến
cuối năm 1959 bếp ăn tập thể của nhiều công xã không còn đỏ lửa
và hết lương thực.

Để quán triệt tinh thần “kiên quyết giáo dục” của Mao Trạch

Đông, Khu uỷ đã tổ chức cuộc họp 6.000 người ở huyện Hoàng
Xuyên, lôi hơn 60 người ra đấu tố, lại lôi thêm 4 người từ nhà tù ra
xét xử công khai. Những nông dân đến dự đều gầy gò, vàng vọt,
khoảng 40% mắc bệnh phù thũng, một người chết đói tại chỗ, 19
người chết trên đường về nhà.

Ngày 8-11-1959, cán bộ Đội sản xuất Lê Thụ, Công xã Hoài

Điếm, huyện Quang Sơn, nghi ngờ xã viên Từ Phó Chính có lương
thực mà không giao nộp đã cho dân quân treo Từ lên xà nhà, đánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.