MAO TRẠCH ĐÔNG - NGÀN NĂM CÔNG TỘI - Trang 92

đập dã man, 6 ngày sau tử vong. 6 người trong gia đình Từ sau đó
đều chết đói. Xã viên Yên Gia Tâm do không nộp đủ lương thực,
bị đánh đập tàn bạo, 5 ngày sau qua đời. Vợ Yên là Hoàng Tú Anh
rang lúa mạch cho con ăn, bị trói lại đưa ra đấu, bị dội nước lạnh
giữa ngày đông giá rét và giày vò cho đến chết. Còn lại 5 người
con, chỉ có đứa lớn 14 tuổi bỏ chạy đến nhà họ hàng thoát thân,
còn lại 4 đứa nhỏ đều chết đói. Biết bao nông dân bị tan cửa nát
nhà vì cuộc “giáo dục kiên quyết” này!

Mùa xuân 1960, nạn đói tràn lan, có làng 80 ngày người dân

không được một hạt lương thực vào bụng. Nhiều người chết đói
hoặc bỏ đi nơi khác kiếm ăn. Vậy mà Bí thư Khu uỷ Lộ Hiến Văn
vẫn lên giọng: “Không phải thiếu lương thực, mà lương thực rất
nhiều, 90% là vấn đề tư tưởng”. Ông ta chỉ thị cho cán bộ cơ sở và
dân quân phong toả mọi nẻo đường, không cho dân chúng bỏ đi
nơi khác, chỉ thị cho các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học ở
các thị trấn không được đón tiếp người từ vùng nông thôn lên. Bưu
cục Tín Dương đã giữ lại trên một vạn lá thư của cán bộ và quần
chúng xin cứu đói.

Theo báo cáo của Khu uỷ gửi Trung ương sau này, chỉ riêng

đông xuân 1959-1960, Tín Dương có hơn 1 triệu người chết đói,
dân số giảm mạnh, đồng ruộng hoang vu, nhiều nhà chết không
còn một ai. Đội sản xuất Ngô Viên Tử thuộc Công xã Thập Lý
huyện Quang Sơn có 120 nhân khẩu, thì chỉ trong tháng 10 và
tháng 11 năm 1959 đã có 72 người chết đói. Danh sách 72 người
này năm 2004 đã được khắc trên tấm bia để nhấc nhở đời sau.

Sự kiện Tín Dương bị phơi trần, để bảo vệ mình, Bí thư thứ nhất

Tỉnh uỷ Hà Nam Ngô Chi Phố hạ lệnh bắt Lộ Hiến Văn cùng 16 Bí
thư Huyện uỷ và Huyện trưởng thuộc Khu Tín Dương, cách chức

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.