quý và dửng dưng với danh vọng.
*
* *
Câu chuyện không khác gì truyền thuyết này, tôi cảm thấy có tội lỗi
nếu đặt thêm vào dù chỉ là một điều trang trí nhỏ bé nhất. Mỗi giai đoạn
được kể ra đây đều đã xác minh chắc chắn, mỗi lời chủ yếu là trung thực, cả
đến màu sắc một chiếc áo. Sự việc đã xảy ra, lời lẽ được nói ra đúng như
vậy.
Họ hàng bên mẹ tôi ở Ba Lan, nhất là dì ruột tôi là bà Du-xki, người
chị thân thiết của mẹ tôi, đã cung cấp cho tôi những lá thư quý giá, và những
kỷ niệm sống về tuổi niên thiếu của nhà nữ bác học. Viết về cuối đời của
Ma-ri Qui-ri, tôi đã dựa vào giấy tờ riêng cùng những ghi chép vắn tắt của bà
và những câu chuyện và thư từ của bạn bè người Pháp và người Ba Lan,
những ký ức của chị tôi là I-ren Giô-li-ô Qui-ri và anh rể tôi là Phơ-rê-đê-
rich Giô-li-ô.
Mong rằng bạn đọc, qua những diễn biến nhất thời của một quãng
đời, nhận rõ điều mà ở bà Qui-ri còn quý hơn cả sự nghiệp và cuộc sống nên
tranh của bà: đó là tính kiên định, sự nỗ lực kiên trì, tất thắng của trí tuệ,
lòng hy sinh của một con người đã biết cho tất cả mà không biết lấy một thứ
gì, thậm chí nhận một thứ gì. Và sau cùng là tâm hồn mà không có gì – thành
công xuất sắc hay hoạn nạn – làm vẩn đục được tính trong trắng tột bực.
Chính do tâm hồn như vậy mà Ma-ri Qui-ri đã không chút ngần ngại
gạt xa những thuận lợi mà danh vọng vẫn đem lại cho những thiên tài chân
chính.
Bà đã phải đau khổ vì thế giới đương thời cứ muốn bà đóng vai một
nhân vật tiếng tăm. Con người vốn nghiêm khắc với mình và sống nhiều về
nội tâm, đã không thể chọn thái độ thường đi đôi với danh vọng: thân mật,
hòa nhã một cách máy móc, nghiêm nghị cố ý, khiêm tốn bề mặt.
Ma-ri Qui-ri không biết kiểu cách cư xử của những người danh tiếng.
*