MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 13

* *

Tôi sinh ra khi mẹ tôi đã 37 tuổi. Lớn lên, đủ trí khôn nhận xét, tôi

thấy bà Qui-ri đã là một phụ nữ có tuổi, lừng lẫy. Thế nhưng chính “nhà bác
học nổi tiếng” lại xa lạ với tôi hơn cả có lẽ vì Ma-ri Qui-ri không hề bận tâm
với ý nghĩ rằng mình có danh vọng. Và tôi luôn luôn cảm thấy như vẫn sống
với một nữ sinh viên nghèo dạt dào ước vọng tên là Ma-ri-a Xkhua-đốp-xka,
từ rất lâu trước khi tôi ra đời.

Cho đến lúc thở hơi cuối cùng, Ma-ri vẫn giống người con gái đó.

Một sự nghiệp lâu dài, vất vả, sáng chói đã không làm cho bà lớn hơn hoặc
thấp kém, hóa thần thánh hoặc sa đọa. Và đến ngày cuối cùng, vẫn một vẻ
dịu hiền, bướng bỉnh, dút dát và ham hiểu biết như thuở hàn vi.

Đối với một con người như vậy, lúc chết, giá có được nghi lễ linh đình,

theo kiểu mà các chính phủ thường dành cho các vĩ nhân của họ thật là một
điều phạm thánh, bất kính. Bà được an táng giản dị, lặng lẽ tại một nghĩa

trang thôn quê

[1]

, giữa hoa lá đồng nội, dường như cuộc sống vừa chấm dứt

cũng bình dị như trăm nghìn cuộc sống khác…

*

* *

Ước gì tôi có khiếu viết văn để miêu tả người nữ sinh muôn thuở mà

nhà bác học Anh-xtanh đã nói:

“Trong tất cả những danh nhân, bà Qui-ri là người duy nhất không bị

vinh quang làm cho hư hỏng”.

Bà đã bước trên đường đời như một người ngoài cuộc, nguyên vẹn,

hồn nhiên, gần như dửng dưng với số phận lạ lùng của mình.

E-VƠ QUI-RI




Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.