MARIE CURIE MỘT ĐỜI HY SINH CHO KHOA HỌC - Trang 169

các chất mờ nhất, và đồng thời biến dạng đi. Chỉ có một tấm bình phong dày
bằng chì mới cản được chúng.

Chất Ra-đi tự tỏa ra một chất khí đặc biệt luôn luôn kèm với nó như

bóng với hình, đó là khí tỏa của Ra-đi cũng có tính hoạt động và ngay để
trong ống nghiệm bằng thủy tinh cũng tự phân hủy từng ngày từng giờ theo
một quy luật nhất định.

Trong nhiều suối nước nóng cũng có khí ấy.

Lại thêm một thách thức khác đối với những thuyết trước kia tưởng

như là nền móng bất di bất dịch của ngành vật lý. Ra-đi phát nhiệt một cách
tự phát. Trong một giờ, nó có thể tỏa ra một lượng nhiệt làm tan một lượng
đá bằng trọng lượng của nó. Nếu giữ cho nó không bị nguội đi, nó sẽ nóng
lên và nhiệt độ của nó sẽ tăng thêm mười độ hay hơn nữa so với môi trường
xung quanh.

Khả năng của nó thật kì diệu: nó tác động vào kính ảnh bọc trong

giấy đen; nó làm cho khí trời dẫn điện và từ xa đã làm cho một máy điện
nghiệm phóng điện. Những lọ thủy tinh đựng chất Ra-đi đều chuyển sang
màu tím hoặc màu hoa cà; giấy hoặc bông bọc chất Ra-đi đều bị Ra-đi gặm
dần và tan thành bụi.

Ra-đi phát sáng như ta đã biết, Ma-ri viết:

“Sự phát sáng ấy không thể thấy được ban ngày, nhưng dễ nhận thấy

ở nơi tranh tối tranh sáng. Với một ít chất ở trong tối ánh sáng phát ra có
thể đủ đọc sách”.

Chất Ra-đi không giữ riêng cho mình cái khiếu màu nhiệm đó, Ra-đi

còn làm cho rất nhiều đồ vật khác phát lân. Ví dụ: kim cương.

Dùng Ra-đi có thể phân biệt kim cương thật với kim cương giả vì

tính phát lân của kim cương giả rất yếu.

Các tia Ra-đi còn hay “lây” nữa, lây như một mùi hương dai dẳng,

lây như bệnh truyền nhiễm.

Bất cứ một vật gì, một cây cỏ, một con vật hoặc một người đặt bên

cạnh một ống Ra-đi, đều tiếp thu một “hoạt tính” đáng kể. Tính hay lây đó là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.