chớ có nói về những gì mà các ông bà không biết nhé.” Thứ Sáu, hai ngày
sau khi con chết, một bà mẹ đã được triệu tập đến trường học. Thầy Hiệu
trưởng đã bắt bà ấy ký vào đống giấy tờ với lý do: “Con gái bà có tư tưởng
muốn tự vẫn, hãy đem nó về nhà đi.”
Bà phụ huynh kia ngạc nhiên: “Chuyện liên quan đến những gì xảy ra
với Marion phải không?” Ông ta liền đáp lại: “Không, không, những gì xảy
ra với Marion, đó là do gia đình em ấy thôi.” Do một sớm một chiều phải
tìm ra một trường Trung học cơ sở khác nên bạn nhỏ ấy đã được ủy thác cho
bố và phải sống xa mẹ.
Con hiểu ra chứ, hả Marion? Trừ những người biết rõ chuyện gì đã xảy
ra, còn lại thì tất cả các bạn học sinh trong trường đều đi nghỉ đông vài ngày
sau đó và đều mang trong đầu lời giải thích ấy: “Nó tự vẫn là do gia đình nó,
không được nói về chuyện ấy, không được liên hệ với họ.”
Một tối, mẹ đã nao núng. Không thể chịu được sự im lặng của nhà
trường về chuyện này thêm nữa nên mẹ đã gọi điện cho thầy giáo chủ nhiệm
của con, là thầy giáo dạy môn Thể dục. Khi ấy là tháng Ba, sau lễ an táng
con mấy tuần. Lúc ấy chắc tầm khoảng từ 21 giờ 30 đến 22 giờ, sau bữa tối.
Chính vợ thầy nhấc máy và chuyển cho thầy. “Chào thầy, tôi là mẹ của
Marion” - mẹ giải thích ngay. Thế là ngay tức thì, thầy ấy đáp lại: “Tại sao
bà lại gọi điện cho tôi?”
Thầy đã không hề nói “Chào bà”. Thầy đã không hỏi xem tình hình gia
đình ta như thế nào. Thầy đã không nói lời chia buồn. Không có gì hết, chỉ
là lời phản kháng ấy: “Tại sao bà lại gọi điện cho tôi?”
Mẹ bắt đầu lại, như thể có một sự nhầm lẫn nào đó: “Vâng, tôi là mẹ
của Marion, Marion Fraisse, em học sinh đã tự vẫn.” Ông ấy vẫn nhắc lại
câu ban nãy: “Tôi biết, thưa bà, tại sao bà lại gọi cho tôi?”
“Thầy còn nhớ chứ, khi thầy trao cho tôi bảng điểm tổng kết học kỳ của
Marion vào tháng Mười hai năm ngoái, tôi đã khóc biết bao nhiêu vì xúc
động. Cháu là một học sinh ngoan và học giỏi. Còn bây giờ, tôi khóc vì cháu