Nói một cách đơn giản, xây dựng mạng lưới là tạo ra các mối liên lạc để
thiết lập những quan hệ dẫn tới các thương vụ kinh doanh. Đôi khi, đường
dẫn đến kinh doanh là trực tiếp, những đôi khi lại là gián tiếp, như phải qua
người giới thiệu, môi giới. Chẳng hạn, người bạn quen sẽ biết ai đó khác có
nhu cầu về sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Đây là nguyên tắc quan trọng
nhất của xây dựng mạng lưới. Nhiều người tới một sự kiện tổ chức mạng
lưới với hy vọng tìm đối tác kinh doanh. Cách làm này không hiệu quả.
Quan hệ kinh doanh không thể được thực hiện ngay ở một sự kiện mạng
lưới. Mục tiêu của bạn khi tham dự một sự kiện mạng lưới là để gặp hai hay
ba người, tìm thấy lý do để tiếp tục, và bắt đầu một quan hệ. Hầu hết các vụ
làm ăn đều đến từ những mối quan hệ gián tiếp, những người biết người nào
đó có thể cần sản phẩm hay dịch vụ của bạn.
Tư duy xây dựng mạng lưới
Trước khi bắt đầu xây dựng một mạng lưới bất kỳ, bạn cần phải hình thành
một tư duy phù hợp. Trước tiên, khách hàng sẽ mua từ những người họ yêu
mến, biết đến và tin cậy. Theo Jeffrey Gitomer của mạng gitomer.com: “Khi
tất cả những yếu tố khác đều ngang nhau, khách hàng sẽ mua hàng từ những
người họ yêu thích, biết đến, và tin cậy. Khi những yếu tố khác chênh lêch
nhau, họ vẫn sẽ mua hàng từ những người họ yêu mến, biết đến và tin cậy”.
Xây dựng mạng lưới là sự “tiếp xúc” với khách hàng hiện tại, khách hàng
triển vọng hay một người có ảnh hưởng. Chúng ta đã đi từ một xã hội/thế
giới tiếp xúc cao tới công nghệ cao, và giờ đây chúng ta lại quay trở lại với
xã hội tiếp xúc cao. Chúng ta đã trải qua trọn một vòng khu vực này. Hiểu rõ
“sự tiếp xúc” là một phần quan trọng của việc hình thành tư duy xây dựng
mạng lưới. Nó đồng hành với sự quan tâm, thể hiện hứng thú và lòng tin.
Những người làm marketing du kích biết những khách hàng không quan tâm
đến bạn hiểu biết bao nhiêu cho đến khi họ biết bạn họ quan tâm đến mức
nào.
Tạo quan hệ