khai thật. Em làm vụ này sáu lần rồi… - Giọng Sơn bé xíu, gần như kiệt
sức.
-Tôi sẽ tha thứ nếu cậu khai thật số tiền lời cậu kiếm được khi chơi trò này!
Đôi môi xám ngoét của Sơn lập bập:
-Dạ, ba trăm ngàn đồng, thưa anh!
Tựa hẳn vào lưng ghế, Hữu nhếch môi cười lạnh lẽo. Bây giờ thì chẳng cần
phải nhẹ nhành nữa. Anh đưa cho Sơn thanh sắt. Cậu ta đã tự mài nó thành
con dao để tự đâm chính mình. Hữu búng nhẹ tay:
-Cậu có thể rời khỏi cửa hàng ngay lúc này. Nhớ trả bộ đồng phục nghe!
Sơn đờ đẫn ngồi im. Dường như ý nghĩa của câu mệnh lệnh đó phải mất vài
phút mới ngấm vào cậu ta. Chậm chạp ngước lên, Sơn nhìn Hữu, đờ đẫn:
-Anh đuổi việc em hả, anh Hữu?
-Cậu không nghe thấy? Cậu muốn tôi lặp lại?
-Anh hứa là sẽ không đuổi việc khi em khai thật…
-Sao? Tôi hứa vậy hả? Hồi nào? Bằng chứng đâu? – Hữu cười khẩy.
Sơn lảo đảo đứng dậy. Cậu ta nhìn Hữu, như muốn nói gì đó. Nhưng rồi
cậu ta cuối mặt, lê bước. Khi ra tới cửa kính, Sơn khựng lại. Cậu ta nhìn
mông lung ra con đường nóng bức, rồi một lần nữa ngoái nhìn vào bên
trong gian hàng rộng lớn, phù hoa. Hữu nhìn theo, chợt nhớ câu đồng dao
trong trò chơi ngày bé “Thiên đàng địa ngục hai bên”. Cũng như anh, Sơn
là sinh viên trọ học. Cậu ta mới năm nhất. Hữu nhớ như in cái ngày đầu
tiên Sơn đứng trước mặt anh, xin việc. Gầy gò, Đầy khao khát và quyết
tâm. Một chân bán hàng thế này thật lý tưởng để cậu ta có thể vừa học vừa
làm. “Điều mình vừa làm giống như giành miếng bánh trong miệng một
đứa nhỏ đói khát vậy!” – Hữu tự nhủ. Thế nhưng thoáng chạnh lòng đó
mau chóng bị anh ta gạt ngay. Mình đã dạy cho cậu ta một bài học đắc giá.
Những nghiệt ngã của đời sống hữu ích hơn những trò tha thứ vỗ về nhiều.
Hãy cho cậu ta nếm mùi địa ngục một lần, để cậu ta biết giá trị của thiên
đường đánh mất.
Hữu tiếp tục xem xét các con số. Điện thoại di động vang lên đột ngột
khiến anh giật mình. Thái Vinh. Anh ta nhíu mày. Bằng giọng hổn hển đầy
lo sợ, cô hỏi ngay anh ta về khoản tiền 100 triệu. “Em có thể lấy lại nó