MẶT PHẢI - ĐI TÌM NHỮNG CƠ HỘI TIỀM ẨN TRONG CUỘC SỐNG - Trang 18

Vị giáo sư Luật nói về những vấn đề cần được cân nhắc khi

xem xét việc hợp pháp hóa cái chết nhân đạo. Ở Vương quốc Anh,
tự tử không bị xem là tội hình sự, do đó người ta có thể lập luận rằng
việc giúp một người mong muốn tìm đến cái chết nhưng lại không
đủ năng lực để tự sát thì không thể bị coi là phạm tội hình sự. Nếu
một người mà bạn yêu thương đang phải chịu đau đớn và yêu cầu
bạn giúp họ chấm dứt nỗi đau đớn đó bằng cách đưa cho họ nguyên
một lọ thuốc, thì bạn có đưa không? Với việc làm đó, liệu bạn có bị
buộc tội giết người hay ngộ sát không?

Nếu một người lành lặn được phép nốc hết một lọ thuốc để

kết liễu đời mình thì tại sao một người tàn tật lại bị phủ nhận cái
quyền tương tự, chỉ vì người đó không thể tự mình cầm lọ thuốc
lên?

Luật pháp đánh giá mức độ cấu thành tội phạm như thế nào

đối với hành động giúp đỡ người khác chấm dứt cuộc sống? Rõ
ràng, hầu hết mọi người sẽ không ngần ngại chấm dứt sự đau đớn
cho một con vật, vậy tại sao chúng ta không dành lòng thương cảm đó
cho con người? Càng suy nghĩ về vấn đề này thì ta lại càng nhận ra
rằng điều đó thật hiển nhiên. Một trong những câu hỏi lớn chưa có
lời đáp là phải mất bao lâu sau tổn thương thì một người có nguyện
vọng tự tử mới được tuyên bố là đủ tỉnh táo để có thể đưa ra một
quyết định hợp lý.

Nhà tâm lý học tiếp tục cuộc thảo luận và giải thích rằng bất cứ

tổn thương nào cũng đều gây ra ảnh hưởng đến nhận thức và lối cư
xử của con người. Điều này được biết đến như là triệu chứng rối
loạn căng thẳng sau tổn thương và thường xảy ra trong vòng ba tháng
đầu tiên sau một chấn thương tâm lý. Tuy nhiên, có khi cả năm sau
các triệu chứng rõ rệt của căn bệnh mới xuất hiện như trầm cảm, có
xu hướng tự vẫn, gặp ác mộng, hay nổi giận và hồi tưởng về những
việc đã qua.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.