MẶT PHẢI - ĐI TÌM NHỮNG CƠ HỘI TIỀM ẨN TRONG CUỘC SỐNG - Trang 190

Năm 1839 Louis Braille xuất bản toàn bộ chi tiết về phương

pháp mà anh đã phát triển để giao tiếp với người sáng mắt bằng
cách sắp xếp các dấu chấm trên giấy gần giống với hình dáng
của các ký hiệu in sẵn. Cùng với người bạn Pierre Foucault, Louis tiếp
tục phát triển một chiếc máy để cải thiện tốc độ cho hệ thống còn
khá cồng kềnh và chậm chạp này.

Louis qua đời năm 1852 ở Paris vì bệnh lao, khi đó anh mới 43

tuổi. Louis chưa bao giờ nhận được sự khen thưởng nào mà anh xứng
đáng có được khi còn sống. Mặc dù anh rất được các học sinh
ngưỡng mộ và kính trọng, hệ thống Braille của anh chưa bao giờ được
học viện đưa vào sử dụng trong suốt quãng đời anh. Và khi anh mất,
không một tờ báo nào ở Paris đưa tin về sự ra đi của anh, chứ đừng
nói gì đến một lời cáo phó.

Tuy nhiên, sáu năm sau khi anh qua đời, Học viện Hoàng gia dành

cho thanh niên khiếm thị chính thức áp dụng phương pháp sáu
chấm của Louis, và đến năm 1868 hệ thống chữ nổi sáu chấm của
anh đã trở thành hệ thống tiêu chuẩn quốc tế giúp người khiếm
thị đọc sách, xem đồng hồ treo tường, xem đồng hồ đeo tay, đọc
nhiệt kế, xem bản nhạc và thậm chí bấm nút thang máy.

Năm 1952, nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Louis, các báo

khắp nơi đã đăng câu chuyện về ông. Chân dung của ông xuất hiện
trên các tem bưu chính, và ngôi nhà ông ở giờ là một viện bảo tàng. Để
tỏ lòng tôn kính, chính phủ Pháp đã dời mộ ông đến lăng danh nhân
Pantheon ở Paris. Ở đó, Louis Braille được an nghỉ cùng những vị anh
hùng vĩ đại khác của nước Pháp.

Louis đã cống hiến cả cuộc đời mình cho các học sinh, bạn bè và

trên hết là sự hoàn thiện phương pháp chữ nổi cho phép hàng triệu
người khiếm thị trên thế giới đọc, viết, và có một cuộc sống tốt
đẹp hơn. Ngày nay, hệ thống Braille được áp dụng ở hầu hết các

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.