Nếu cuộc đời là một cuộc hành trình, bao nhiêu người trong
chúng ta có được đích đến? Bao nhiêu người thậm chí biết rõ
phương hướng mình muốn đi hoặc đâu là điểm định vị của mình?
Hầu hết sinh viên sau khi tốt nghiệp không có bất kỳ ý niệm gì
về ngành nghề họ muốn làm. Và đó thật sự là bi kịch cuộc đời. Rất
nhiều người làm việc chỉ để kiếm sống qua ngày thay vì xây dựng
cuộc sống. Đôi khi, phải đến lúc khủng hoảng hay thậm chí bi kịch
ậ
p tới thì chúng ta mới ngưng trôi giạt, như Mike Jetter nói một cách
chính xác là bắt đầu sống có ý thức.
CUỘC GỌI 911
Nhờ chiếc nón bảo hiểm mà Brian Gettinger sống sót sau một tai
nạn xe máy vào tháng 9 năm 1993. Khi ấy anh 23 tuổi và chỉ mới ba
tuần sau khi tốt nghiệp Học Viện Cảnh Sát Sinclair, anh làm cho
chiếc xe gắn máy của bố mình tan tành vì lạc tay lái ở một khúc
cua. Anh nói, “Tôi tưởng mình không sống sót nổi sau cú va chạm
đó.” Cơ thể anh bị văng vào thanh chắn đường, xương sống anh bị
đè nát, lưng anh bị gãy ở ba chỗ, cùng vài chiếc xương sườn. Trong
lúc nằm vô vọng bên lề đường ở Ohio với những chấn thương
nghiêm trọng, Brian Gettinger chỉ nghĩ được một điều, “Tôi sẽ không
bao giờ trở thành một viên cảnh sát được nữa.”
Gettinger sống sót sau vụ tai nạn. Các bác sĩ bảo rằng anh không
thể đi lại được nữa, nhưng chín ngày sau vụ tai nạn, anh đã cử động
được các ngón chân, và sau nhiều ca phẫu thuật cùng hàng tháng
phục hồi, anh đã đứng được trên đôi chân của mình. Tuy vậy, vẫn còn
rất nhiều chấn thương khiến anh không thể trở thành nhân viên
cảnh sát được nữa. Phần dưới chân trái của anh bị liệt và anh không
có cơ bắp ở vai trái. Nhưng chính vụ tai nạn đã tước đi ước mơ gia
nhập lực lượng cảnh sát của anh lại định ra một hướng đi nghề nghiệp
mới, mà theo nhiều góc độ, đã giúp cuộc đời anh ý nghĩa và mãn