Mặc dù Mallory Holtman và đồng đội của cô thua trận đấu đó,
nhưng họ đã khám phá một điều có ý nghĩa hơn bất cứ chiến tích
nào. Họ đã tìm thấy con đường thứ hai đến với ý nghĩa cuộc sống.
Hy vọng câu chuyện của họ sẽ truyền cảm hứng cho nhiều người
khác hành động tương tự. Huấn luyện viên Gary Frederick của đội
Central Washington xem đó là một hành động “không thể tin nổi” trên
tinh thần thượng võ. Đó là một sự kiện mà những người chứng kiến
ngày hôm ấy sẽ nhớ mãi và nhắc lại trong suốt quãng đời còn lại
của họ.
Tiến sĩ Frankl viết rằng con đường thứ ba của ý nghĩa cuộc
sống là con đường “quan trọng nhất”. Nó đề cập đến việc tìm ra ý
nghĩa cuộc sống trong những đau khổ và nghịch cảnh không thể
tránh khỏi. Con đường thứ ba mang đến niềm hy vọng rằng, ngay
cả trong những bi kịch thảm khốc nhất, khi đối mặt với tai ương,
người ta vẫn có thể tìm ra mặt phải. Tiến sĩ Frankl viết, “Ngay cả
một nạn nhân bất lực giữa một tình cảnh vô vọng, phải đối mặt với
định mệnh an bài, vẫn có thể đứng dậy, vượt lên chính mình, và từ đó
thay đổi bản thân. Người ấy có thể biến bi kịch cá nhân thành
chiến thắng.”
Vào năm 1978, Tiến sĩ Frankl nhận được lá thư từ một chàng trai
trẻ tên Jerry Long, anh bị gãy cổ trong một tai nạn bi thảm khi đang
lặn dưới nước một năm trước đó. Jerry Long chỉ mới 18 tuổi khi anh
viết thư cho Tiến sĩ Frankl, nhưng những lời nói của anh đã thắp
lên một tình bạn trong cả đời người.
Trong thư, Long viết rằng: “Cháu thấy cuộc đời mình ngập tràn
ý nghĩa và mục đích sống. Thái độ sống mà cháu có được từ cái ngày
định mệnh ấy đã trở thành kim chỉ nam trong đời cháu. Cổ cháu bị
gãy, nhưng con người bên trong cháu không sụp đổ. Cháu đang theo
học khóa tâm lý đầu tiên ở trường đại học. Cháu tin rằng khuyết tật
của mình sẽ giúp cháu tăng cường khả năng giúp đỡ người khác. Cháu