biết nếu không có những đau khổ ấy, cháu sẽ không thể trưởng
thành như ngày hôm nay.”
Lúc bấy giờ dù chỉ mới 18 tuổi, nhưng Long đã xúc động khi đọc
quyển sách Man’s Search for Meaning (Công Cuộc Tìm Kiếm Ý Nghĩa
Sống Của Con Người) của Tiến sĩ Frankl và anh quyết định nhìn
nhận tai nạn của mình theo hướng tích cực. Một vài năm sau vụ tai
nạn, anh đã học được cách đánh máy bằng một cây que ngậm trong
miệng và sau đó anh tốt nghiệp đại học. Long tham gia vào các khóa
học ở trường thông qua một hệ thống điện thoại đặc biệt cho phép
anh nghe và tham gia vào các bài thảo luận trong lớp. Nhờ sự kiên trì
và chăm chỉ, Jerry Long lấy được bằng Tiến sĩ ngành Tâm lý học
lâm sàng, được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng trong lĩnh vực
này. Tuy nhiên, phần thưởng to lớn nhất anh nhận được chính là từ
người bạn, người thầy của anh – Tiến sĩ Viktor Frankl, người đã
miêu tả Jerry Long như “một nhân chứng sống cho sức mạnh bất
khuất của tinh thần con người’, cụm từ này được nhắc đến trong
liệu pháp ý nghĩa để giải thích về con đường thứ ba đến với ý nghĩa
cuộc sống.