Vào tháng 1 năm 2005, tạp chí Time xuất bản một bài báo có tựa
đề “Khoa học mới về hạnh phúc”, khám phá những điều làm cho
con người cảm thấy hạnh phúc. Đó là một đề tài hấp dẫn các nhà
tâm lý trong nhiều thập niên, nhưng chỉ đến những năm gần đây,
từ sự quan tâm của Giáo sư Martin Seligman trong một lý thuyết mà
ông gọi là “Tâm lý học tích cực”, các nhà khoa học trong lĩnh vực này
mới bắt đầu chú ý đến những cảm xúc làm tăng cường sức khỏe và
hạnh phúc thay cho phương pháp truyền thống điều trị những
vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Bài viết nói về một nghiên cứu do Giáo sư Edward Diener và
Giáo sư Seligman tiến hành vào năm 2002, nghiên cứu này dường
như mâu thuẫn với quan niệm thông thường về những yếu tố
khiến ta hạnh phúc. Nhiều người tin rằng tiền bạc và của cải vật
chất sẽ mang tới hạnh phúc. Giáo sư Diener và Seligman đã khảo sát
các sinh viên trong trường đại học và kết quả cho thấy: một khi
những nhu cầu thiết yếu được đáp ứng, thì phần thu nhập dư thừa
đóng góp rất nhỏ vào việc làm tăng cảm giác hạnh phúc. Các nhà
khoa học phát hiện ra rằng hạnh phúc không gắn liền với tuổi trẻ,
hôn nhân hay trí tuệ và chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi thời tiết,
mặc dù việc thiếu ánh sáng mặt trời có thể gây nên chứng Rối loạn
ả
nh hưởng theo mùa (Seasonal Affective Disorder – SAD), hay còn gọi
là chứng trầm cảm mùa đông hay “nỗi buồn mùa đông”, một dạng
rối loạn tâm tính do thiếu ánh sáng mặt trời. Yếu tố quan trọng
nhất khiến con người trở nên hạnh phúc chính là các mối quan hệ
của họ.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học về vấn đề này, thì đại đa số
cho rằng có được mối thâm giao với nhiều người chính là điều
khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc nhất. Giúp đỡ người khác
mang lại cho ta mục đích và ý nghĩa sống. Điều này lý giải tại sao
những người trải qua thất bại và nghịch cảnh thường thổ lộ rằng họ
hạnh phúc hơn so với trước khi sự việc xảy ra. Hoàn cảnh khó khăn