tự đặt, ý tứ "kinh đô phương nam" ngang hàng Trung Kinh. Họ Hoàn Nhan
hoàng tộc nhà Kim e ngại họ Mộc, mắt nhắm mắt mở đồng ý, nhưng lại
đồng thời chuyển Liêu Dương thành Đông Kinh, Lâm Hoàng thành
Thượng Kinh, đổi Đại Định thành Trung Đô, Đại Đồng chưa chiếm được
vẫn đặt là Tây Kinh, ý nói không sớm thì muộn cũng thành của người Kim.
Thực tế họ Hoàn Nhan muốn nói, Nam Kinh chẳng qua chỉ là một trong
bốn thành lớn vây quanh Trung Đô, không phải ngang hàng như họ Mộc
muốn.
Chỉ cái tên thành, nhưng hàm ý rất sâu xa.
Chục ngày trước, Đại Đồng thất thủ, người Kim thu thập đủ bộ năm
thành lớn của Liêu, tạo thành "Nhất Đô Tứ Kinh" của nhà Kim. Người Liêu
chạy tứ tán khắp nơi. Chẳng qua, lãnh thổ của Liêu vẫn còn rất rộng, chiến
sự vẫn còn tiếp tục.
Phủ Tích Tân cách phủ Chân Định Hà Bắc của Tống vài trăm dặm. Trấn
thủ ở đây chính là Trấn Nam Vương Mộc Anh, giữ trong tay cả chục vạn
quân Trấn Nam.
Cơ sở quyền lực của Kim khá khác biệt so với Tống, quân quyền đặt rất
nặng, có lẽ thời kỳ lập quốc đều như vậy. Kẻ nào nắm quân đội trong tay,
gần như chi phối tất cả. Quan lại địa phương hầu như đều chịu quản thúc
của Vương gia tại đó, khá giống cơ chế phiên vương.
Quân Kim có hai hệ thống. Cấm Lữ Bát Kỳ, do họ Hoàn Nhan nắm,
đóng ở Trung Đô. Ở Tứ Kinh có bốn cánh quân lớn, gọi Trú Phòng Tứ
Doanh, chia cho bốn Vương gia ngoài họ Hoàn Nhan. Trong bốn người
này, Bắc Bình Vương và Đông Bình Vương là người gốc Nữ Chân, còn
Trấn Tây Vương và Trấn Nam Vương không phải.
Nhìn vào phương hướng, có thể nói họ Hoàn Nhan đều có tính toán cả,
hai gia tộc ngoài Nữ Chân đẩy về phía tây và nam lo đánh nhau, còn đông