Thiết kế các bộ lọc
127
các dạng cấu hình thông thấp, thông cao, thông dải hay chắn dải mà ta có thể thiết kế một bộ
lọc số với đáp ứng tần số bất kỳ, có thể là gồm nhiều dải tần số.
Phương pháp này được thực hiện với hàm yulewalk. Giải thuật mà hàm này sử dụng là: tìm
biến đổi ngược FFT của phổ công suất lý tưởng mong muốn và giải hệ phương trình Yule-
Walker sử dụng các mẫu dữ liệu của hàm tự tương quan tìm được. Bộ lọc IIR được thiết kế
theo phương pháp này là bộ lọc IIR đệ quy với phương pháp bình phương cực tiểu.
Cú pháp:
>> [b,a] = yulewalk(n,f,m)
trong đó n là bậc bộ lọc, F là vector tần số và M là vector đáp ứng biên độ tương ứng với F.
Phương pháp này không quan tâm đến đáp ứng pha. (b,a) là các vector hệ số của bộ lọc được
thiết kế.
Ví dụ 10-5. Dùng hàm yulewalk thiết kế một bộ lọc có hai băng, vẽ đáp ứng tần số thực tế
và đáp ứng tần số mong muốn.
m = [0 0 1 1 0 0 1 1 0 0];
f = [0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 1];
[b,a] = yulewalk(10,f,m);
[h,w] = freqz(b,a,128)
plot(f,m,w/pi,abs(h)); grid
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
0.9
1
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
Dap ung thuc
Dap ung ly tuong
Hình 10.6.
10.2.3. THIEÁT KEÁ BOÄ LOÏC BUTTERWORTH TOÅNG QUAÙT
Hàm maxflat cho phép ta thiết kế các bộ lọc Butterworth, tức là bộ lọc Butterworth với số
cực và số zero khác nhau. Điều này có lợi trong một số trường hợp khi mà việc tính toán các
cực phức tạp hơn so với các zero. Cú pháp hàm maxflat tương tự như hàm butter, nhưng
khác ở chỗ ta có thể cung cấp hai thông số bậc của bộ lọc, một cho đa thức tử số và một cho
đa thức mẫu số.