Cơ bản về cú pháp và biến
10
#
Bài tập 2-2.
Sử dụng các lệnh để định dạng MATLAB không xuất hiện dòng trống trong kết quả và kết
quả được xuất ra ở dạng số có 15 chữ số. Thực hiện các lệnh:
>> pi
>> sin(pi)
sau đó sử dụng lệnh các lệnh format để khôi phục lại định dạng chuẩn.
2.2. PHEÙP GAÙN VAØ BIEÁN
Các phép toán liên quan đến số phức được thực thi một cách dễ dàng bởi MATLAB.
#
Bài tập 2-3.
• Cho hai số phức bất kỳ, ví dụ –3 + 2i và 5 – 7i. Hãy thực hiện các phép toán để cộng, trừ,
nhân và chia hai số phức này với nhau.
Trong bài tập này với 4 phép tính thì các số phức phải được nhập 4 lần, để đơn giản việc này
ta gán mỗi số phức cho một biến. Kết quả của bài tập này sẽ là:
>> z = -3 + 2*i;
>> w = 5 – 7*i;
>> y1 = z + w;
>> y2 = z – w;
>> y3 = z*w;
>> y4 = z/w; y5 = w\z;
Không giống như các ngôn ngữ lập trình thông thường, trong MATLAB ta không cần phải
khai báo biến. Một biến sẽ được tự động tạo ra trong quá trình gán dữ liệu cho biến đó. Mỗi
giá trị khi mới tạo ra thì được mặc định có kiểu số là double, kiểu số 32 bit. Chúng ta có thể
sử dụng lệnh single để chuyển kiểu số từ dạng double sang dạng single, là kiểu số 16 bit.
>> a = single(a);
Lệnh single nên được sử dụng trong trường hợp cần xử lý những ma trận có kích thước lớn.
Tuy nhiên trong trường hợp chỉ có vài giá trị được sử dụng thì ta nên chuyển qua dạng double
để có được sự chính xác hơn. Sử dụng lệnh double để thực hiện phép biến đổi này.
>> a = double(a);
Lưu ý rằng một biến chưa được định nghĩa thì không được sử dụng để gán cho một biến khác
>> clear x;
>> f = x^2 + 4*sin(x);
Đoạn lệnh ở trên sẽ không cho ra một kết quả đúng bởi vì giá trị của x chưa được khởi tạo.
Biểu thức trên có thể sửa lại bằng cách gán một giá trị bất kỳ cho biến x.
>> x = pi;
>> f = x^2 + 4*sin(x);
Trong MATLAB, tên của một biến phải được bắt đầu bởi một ký tự chữ, có thể là chữ thường
hay chữ in hoa, và theo sau bởi các ký tự chữ, các ký tự số số hoặc dấu gạch chân. MATLAB
chỉ có thể phân biệt được các biến với nhau bởi tối đa 31 ký tự đầu tiên của tên biến.