Các bộ cân bằng
289
nWeights
: Số các trọng số của bộ lọc thuận và bộ lọc hồi tiếp, được biểu diễn bởi một vector
hàng gồm 2 phần tử [
nfwdweights
nfbkweights
].
Ví dụ: khởi tạo đối tượng mô tả bộ cân bằng DFE định khoảng theo ký hiệu, bộ lọc thuận có 3
tap, bộ lọc hồi tiếp có 2 tap, cập nhật trọng số bằng giải thuật RLS với kích cỡ bước bằng 0.3:
>> eqdfe = dfe(3,2,rls(0.3));
Có thể tạo một đối tượng mô tả bộ cân bằng mới giống hệt với một bộ cân bằng đã có bằng
cách dùng lệnh gán hoặc lệnh copy:
>> c2 = copy(c1) ; c1 và c2 là các đối tượng mô tả bộ cân bằng
>> c2 = c1;
Trong trường hợp thứ nhất, c1 và c2 độc lập với nhau, còn trong trường hợp 2, hai bộ cân
bằng luôn có đặc tính giống nhau.
18.3.3. TRUY XUAÁT VAØ HIEÄU CHÆNH CAÙC ÑAËC TÍNH CUÛA BOÄ CAÂN BAÈNG THÍCH NGHI
Trong quá trình sử dụng bộ cân bằng, ta có thể phải tham khảo hoặc phải thay đổi một số đặc
tính của nó. Giả sử bộ cân bằng được mô tả bởi đối tượng có tên là
eqobj
, muốn truy xuất
một đặc tính
‘Prop’
nào đó của bộ cân bằng, ta dùng cú pháp
eqobj.Prop
. Các đặc tính
thường được truy xuất gồm có:
Các đặc tính về cấu trúc bộ cân bằng (ví dụ số lượng trọng số)
Các thông tin liên quan đến giải thuật cập nhật trọng số thích nghi được sử dụng. Ví dụ,
kích cỡ bước,...
Thông tin về trạng thái hiện tại của bộ cân bằng (ví dụ giá trị các trọng số)
Những chỉ dẫn về phương cách tác động lên tín hiệu (ví dụ có reset hay không trước khi
thực hiện cân bằng)
Lưu ý:
khi ta thay đổi một thuộc tính của bộ cân bằng thì có thể có những thuộc tính liên
quan cũng sẽ thay đổi theo (ví dụ: thay đổi số trọng số thì vector giá trị các trọng số cũng bị
thay đổi).
18.3.4. SÖÛ DUÏNG BOÄ CAÂN BAÈNG THÍCH NGHI
Phần này sẽ trình bày cách sử dụng bộ cân bằng để tác động lên một tín hiệu bị nhiễu trên
kênh truyền. Để thực hiện việc này, đầu tiên bộ cân bằng phải được khởi động với một chuỗi
dữ liệu đã xác định trước gọi là chuỗi dữ liệu huấn luyện. Chế độ này gọi là chế độ huấn
luyện, đây là quá trình mà bộ cân bằng sẽ thu thập các thông tin về đặc tính của kênh truyền
để cập nhật các trọng số một cách phù hợp. Sau bước này bộ cân bằng sẽ tiếp tục hoạt động
với tín hiệu vào là tín hiệu cần phải cân bằng, chế độ này gọi là chế độ hướng quyết định.
Trong chế độ này, các dữ liệu ngõ ra bộ cân bằng chính là tín hiệu đã được khắc phục nhiễu.
Hàm equalize sẽ thực hiện nhiệm vụ cân bằng một tín hiệu cho trước. Nếu chúng ta cung cấp
vector chuỗi huấn luyện như một thông số nhập của hàm equalize, bộ cân bằng đầu tiên sẽ
hoạt động ở chế độ huấn luyện, sau khi đã xử lý hết chuỗi huấn luyện, nó sẽ tự động chuyển
sang chế độ hướng quyết định. Nếu không đưa vào chuỗi huấn luyện, bộ cân bằng sẽ hoạt
động ở chế độ hướng quyết định ngay lập tức. Đặc biệt, các bộ cân bằng sử dụng giải thuật
CMA không cần chuỗi huấn luyện nên ta không đưa vào vector này.
>> [y, yd, e] = equalize(eqobj, x, trainsig)
trong đó
eqobj
là biến đối tượng mô tả bộ cân bằng, x là tín hiệu cần xử lý,
trainsig
là
vector biểu diễn chuỗi huấn luyện,
y
là tín hiệu ngõ ra sau khi cân bằng,
yd
là chuỗi ký hiệu