MATLAB ỨNG DỤNG TRONG VIỄN THÔNG - Trang 322

Các bộ cân bằng

291

Hình 18.4.

Sau đây là một ví dụ khác minh hoạ bộ cân bằng thích nghi hoạt động ở chế độ hướng quyết
định. Nếu đặc tính kênh truyền không thay đổi, ta có thể sử dụng lại bộ cân bằng đã được
huấn luyện trước đó để cân bằng các tín hiệu tiếp theo đi vào bộ cân bằng. Chỉ cần thiết lập
thuộc tính ResetBeforeFiltering = 0 (không reset sau mỗi lần thực hiện cân bằng).
Ví dụ:

% Cân bằng tín hiệu thu theo từng đoạn.

eqlms.ResetBeforeFiltering = 0; % Không reset trước khi cân bằng

% 1. Xử lý chuỗi dữ liệu huấn luyện.

s1 = equalize(eqlms,filtmsg(1:trainlen),modmsg(1:trainlen));

% 2. Xử lý phần dữ liệu tiếp theo ở chế độ quyết định.

s2 = equalize(eqlms,filtmsg(trainlen+1:800));

% 3. Xử lý phần dữ liệu còn lại ở chế độ quyết định.

s3 = equalize(eqlms,filtmsg(801:end));

s = [s1; s2; s3]; % Toàn bộ ngõ ra của bộ cân bằng

ƒ Thời gian trễ của bộ cân bằng: khi sử dụng các bộ cân bằng thích nghi ngoại trừ các bộ cân
bằng dùng giải thuật CMA, ta cần thiết lập chỉ số tham chiếu RefTap sao cho nó vượt quá độ
trễ tính theo số ký hiệu giữa ngõ ra bộ điều chế ở máy phát với ngõ vào của bộ cân bằng. Khi
điều kiện này được thoả mãn thì tổng thời gian trễ giữa ngõ ra bộ điều chế với ngõ ra bộ cân
bằng là: (RefTap – 1)/nSampPerSym ký hiệu. Trong thực tế, do ta không biết chính
xác độ trễ của kênh truyền nên thường chọn chỉ số tham chiếu ứng với tap trung tâm của bộ
cân bằng tuyến tính, hoặc tap trung tâm của bộ lọc thuận trong bộ cân bằng DFE.
Đối với các bộ cân bằng sử dụng giải thuật CMA, biểu thức trên không có ý nghĩa vì bộ cân
bằng không có chỉ số tham chiếu. Muốn xác định độ trễ của kênh truyền, ta dựa vào dữ liệu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.