LỜI TỰA
Sau khi ra mắt bản dịch cuốn tiểu thuyết trinh thám Trung Hoa cổ của mình
là Địch Công án
, tôi được đề nghị tìm dịch thêm các tiểu thuyết Trung
Hoa khác về cùng chủ đề này. Tuy nhiên, những cuốn sách như vậy hiện
nay có phần khan hiếm. Hơn nữa, cũng khó để tìm được một bộ sách có sức
hấp dẫn, đáp ứng được thị hiếu của phương Tây và Trung Quốc hiện đại.
Nhưng Địch Công án lại là một ngoại lệ, vì phong vị, nội dung của các vụ
án cổ cũng như những câu chuyện huyền bí lại vô cùng khác biệt so với
những câu chuyện hiện đại không gây được nhiều hứng thú cho độc giả
phương Đông và càng ít hấp dẫn đối với độc giả phương Tây.
Địch Công án, còn có tên Ba vụ án được quan án Địch phá giải, là cuốn
tiểu thuyết trinh thám cổ của Trung Hoa được dịch từ nguyên bản tiếng
Trung, với lời giới thiệu và những ghi chép của Robert van Gulik.
Mặt khác, các câu chuyện phá án ở Trung Quốc thời cổ bao gồm nhiều tình
tiết gay cấn và nhiều chất liệu liên quan đến tra án hơn. Bởi thế, tôi nghĩ
mình sẽ có một thử nghiệm thú vị khi tự tay viết một bộ truyện trinh thám
mang phong cách Trung Quốc, sử dụng những tình tiết trong các câu
chuyện từ xa xưa ở Trung Quốc.
Tôi bắt tay vào thử nghiệm này chủ yếu để chứng minh cho các tác giả
Nhật Bản và Trung Quốc hiện đại thấy rằng: Ta hoàn toàn có thể viết tiểu
thuyết trinh thám bằng phong cách Trung Hoa truyền thống mà vẫn tạo
hứng thú cho độc giả phương Đông ngày nay. Tôi nghĩ đây là điều đáng giá
hơn cả, bởi lúc này thị trường sách ở Trung Quốc và Nhật Bản tràn ngập
các bản dịch kém chất lượng của các tác phẩm giật gân nước ngoài hạng
ba, trong khi các bộ truyện trinh thám cổ của nước mình gần như đã bị lãng
quên. Khi tôi viết xong bản thảo tiếng Anh cuốn Mê Cung Án, tác phẩm
này đã được giáo sư Ogaeri Yukio dịch sang tiếng Nhật và nhà xuất bản
Kadan-sha in năm 1951 tại Tokyo dưới tựa đề Meiro no Satsujin, đồng thời